Các ý kiến, chia sẻ hữu ích cho những ai có ý tưởng kinh doanh ngành Siêu thị mini, Cửa hàng tiện lợi, Cửa hàng tạp hoá. 



Ý kiến 1. Trước khi mở cửa hàng, nên nghiên cứu rất kỹ về thị trường, khách hàng, phương thức kinh doanh.... Nên nghĩ đến một cửa hàng tiện lợi như G-mart?

Ý kiến 2. Khả thi thì bắt tay vào làm ngay Và lưu ý:

2.1. Nhu cầu và thị hiếu của KH ntn, số lượng hàng bán, có đáp ứng đủ được hay không? Hàng hóa, vốn, chất lượng, mối hàng
2.2. Đa dạng hóa các mặt hàng
2.3. Tạo nét riêng biệt cho CH của mình
2.4. Thái độ phục vụ.

Ý kiến 3. Đừng quá quan trọng về mặt mô hình tổ chức, chỉ cần địa thế và dân cư xung quanh đó là được: Phải xác định rõ khách hàng cuả mình là ai

+ Nếu là công nhân, học sinh, bình dân thì giá rẻ và chịu khó cho nợ là ưu tiên số 1 (cần nghiên cứu so sánh giá cả của những cửa hàng khác-vì đôi khi hơn nhau vài ba trăm đồng mà người ta bỏ quán bạn mà đi đấy)

+ Nếu là công nhân viên chức thì chất lượng, mẫu mã, và cách trưng bày là yếu tố quyết định = vốn lớn

-Nguồn hàng: lấy sỉ gối đầu của những tiệm tạp hóa lớn khác, tham khảo nhiều chỗ, chỗ nào rẻ hơn thì lấy ở đó, không nhất thiết phải lấy một chỗ.

-Nếu áp dụng theo một mô hình nào đó như gmart thì lực phải lớn, vs lại bị chi phối nhiều thứ.

-Có thể kết hợp thêm với bán card điện thoại chẳng hạn.

Ý kiến 4: Đối với loại hình cửa hàng bán lẻ cần xác định các yếu tố sau:

1> Địa điểm: chọn địa điểm phù hợp hoặc tự đánh giá đối tượng khách hàng quanh khu vực nếu cửa hàng là có sẵn 

2> Nhân khẩu học: tức là phân bố dân cư tại địa điểm của anh. Hùng chưa biết tầng lớp thu nhập tại đó là: công nhân, trung lưu hay là thượng lưu.

3> Các nhà cung cấp các mặt hàng.

Dựa vào những yếu tố trên anh chị nên xây dựng một kế hoạch gồm các phần:

1> Tài chính: đây là nguồn máu nuôi sống kinh doanh của anh chị.

2> Các mặt hàng: dựa vào nhân khẩu và nhà cung cấp

3> Hình thức bán: ký gửi hay mua hàng trữ. Khi mua dạng ký gửi bạn sẽ nhận được hoa hồng cá siêu thị thường làm các hình thức này (siêu thị có thểm các phần thu: tiền mặt bằng, thương hiệu...)

4> Quản lí: quản lí bán hàng, quản lí kho, quản lí tài chính. Anh chị nên sử dụng phần mềm để quản lí chặt chẽ các phần này và tránh phụ thuộc vào nhân lực.

5> Các yếu tố khác: khuyến mãi, mặt hàng chủ lực, chăm sóc khách hàng...

Ý kiến 5. Ra sau nên tất nhiên sẽ có những thất thế nhất định.

Nhưng không hẳn là không có những nhà bán lẻ vẫn sống và phát triển mạnh dưới cái bóng của các nhà bán lẻ khổng lồ

Ý kiến 6: Cần lưu ý khi mở cửa hàng

Để mở cửa hàng kinh doanh thì cần rất nhiều nguồn lực và phải biết kinh doanh thì mới có khả năng giảm bớt được rủi ro. Các nguồn lực cần thiết trong trường hợp này là vốn, mặt bằng đắc địa, nhân lực.

Ý kiến 7: Điều kiện thành công mở cửa hàng tạp hóa ?.

Đầu tiên hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì,giá bao nhiêu,so với giá sỉ họ lãi bao nhiêu và nhận xét theo tư cách người dân trong khu vực về thái độ phục vụ,những mặt hàng còn thiếu,còn hạn chế ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như cây kim,sợi chỉ cũng phải đưa vào list mặt hàng cần phục vụ.

Khi đã có khách quen thuộc,doanh số tăng đều lãi nhỏ ban đầu sẽ tích lũy ngày một nhiều hơn.


Ý kiến 8: Mở tiệm Tạp Hóa

1/. Tiệm tạp hóa không cần bỏ vốn đầu tư nhiều ( điều này chỉ đúng khi ta buôn bán lẻ tại nhà, mà không làm đại lý cho các nhản hiệu hàng hóa)

2/. Vợ có thể mua bán tại nhà, vừa trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.

3/. Tiền lãi trong kinh doanh, bước đầu có thể trang trải phụ chồng cho các chi phí điện nước, sinh hoạt hằng ngày.....

Tuy nhiên, trong kinh doanh, nếu không nắm bắt thị trường, anh chị có thể thất bại, dù là kinh doanhnhỏ. Vì vậy :

1/. Phải chuẩn bị truớc mặt bằng mua bán : bố trí hàng hóa một cách khoa học, thận tiện trong việc tìm kiếm và lấy hàng. Bắt buộc phải làm kệ, có thể mua sắt về thuê thợ gia công tính theo ngày. Đóng kệ gỗ, tận dụng các loại bàn ghế cũ để trưng bày hàng hóa.

2/. Tìm hiểu thị trường (thị hiếu của người têu dùng tại khu vực đó) bằng cách tham khảo các tiệm tạp hóa lân cận, ghi nhớ các nhãn hiệu hàng hóa mà người dân tại chỗ thường dùng. Đây là điều tối quan trọng, bởi lẻ, nếu anh chị lấy những mặt hàng không hợp thị hiếu, khách hàng không chuộng, thì chỉ có cách ôm xài. (Mì gói, bột ngọt, xà phòng, bột giặt, nước mắm, nước tương v.v... đều có nhãn hiệu ưa chuộng cho từng vùng.)

3/. Cẩn thận với kẻ gian : những kẻ giả danh tiếp thị bán hàng giả, hàng dỏm. Tiếp thị chính hiệu vẫn lợi dụng kinh nghiệm còn yếu của anh chị, giao những mặt hàng bán không được.

4/. Khi mua hàng vào, nhớ chú trọng số lượng, để đủ tiêu chuẩn hưởng khuyến mại và chiết khấu...

5/. Chú trọng giá cả để tăng tính cạnh tranh. Mặt hàng phải phong phú, đa chủng loại...

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top