Trà sữa Trân Châu được phát minh bởi người Đài Loan cách đây hơn 30 năm. Loại thức uống này trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ sự khác lạ. Qua nhiều năm, món trà sữa đã được cải tiến và đa dạng với nhiều hương vị, người uống gần như không chán với loại thức uống này, đặc biệt là giới trẻ.
Trà sữa là một ngành kinh doanh trước đây được đánh giá có nhiều tiềm năng kinh doanh. Hiện nay, việc đầu tư kinh doanh quán Trà sữa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể kinh doanh tốt tại các vùng ngoại ô và các tỉnh, nơi chưa có nhiều quán Trà sữa. Tuy nhiên, ưu thế của quán trà sữa là rất phù hợp với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, đây là địa điểm mà họ thường lui tới để giải trí.
Điều kiện khởi nghiệp
o Vốn : vốn đầu tư ban đầu: từ 70 triệu, được đầu tư cho:
- Đặt cọc thuê mặt bằng;
- Sửa chữa mặt bằng;
- Trang bị bàn ghế, tủ kệ;
- Các thiết bị, công cụ, dụng cụ pha chế trà sữa...;
- Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh
- Con người
ü Tuyển người: cần tuyển một giám sát, một thu ngân, 1-2 nhân viên pha chế và khoảng 2 nhân viên phục vụ, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của quán.
ü Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về cách pha chế các loại trà sữa và cách kinh doanh quán trà sữa.
- Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh. Quán trà sữa chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
- Công tác chuẩn bị
o Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp dụng cụ và nguyên vật liệu: dụng cụ pha chế, máy ép hộp, các loại hương, rau, quả… Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn, đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai sót trước đây của họ trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh.
o Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học (Trường cấp 3, Đại học), siêu thị, Trung tâm thương mại, công ty… là một lợi thế.
o Thời điểm khởi nghiệp: nên dự tính khởi nghiệp vào những tháng hè, khí hậu nắng nóng thì việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.
o Lên menu: có rất nhiều loại trà sữa với các hương vị khác nhau như dâu, sôcola, cà phê, kiwi, nho và nếu quán lớn thường thêm các thức uống như sinh tố, thức ăn nhanh như bò viên, cá viên…
o Lập bản kê chi tiết những vật dụng, công cụ cần mua và cả phương án thay thế.
o Lên kế hoạch về marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo, kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên) phương án vận hành bộ máy kinh doanh cụ thể từ giữ xe, phục vụ viên, phương thức thu ngân...
Yêu cầu chuyên môn
Lập kế hoạch kinh doanh:
o Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.
o Bạn cần xác định về thời gian bán kinh doanh? Nên tập trung kinh doanh các loại kem.
o Lên kế hoạch về marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo..), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên),...
o Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.
Kiến thức, kỹ năng chuyên môn
o Kiến thức về pha chế trà sữa: bạn có thể theo học lớp pha chế trà sữa hoặc tuyển nhân viên có kinh nghiệm pha chế trà sữa.
o Bạn nên chú trọng phong cách, không gian quán sao cho trẻ trung và năng động
o Kỹ năng về chăm sóc khách hàng.
Kinh nghiệm
- Kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh cà phê, nước giải khát là một lợi thế, bạn nên nghiên cứu kỹ về sự thành công của những quán trà sữa để học hỏi thêm.
- Vốn
o Vốn đầu tư ban đầu: từ 70 triệu trở lên.
- Bạn cần phải thuê mặt bằng kinh doanh khoảng 10-20 triệu/tháng tùy vào địa điểm, quận huyện nào trong Thành phố.
- Xin giấy phép đăng ký kinh doanh: lệ phí giấy phép kinh doanh, đăng ký dấu tên, đăng ký dấu mã số thuế, đăng báo...
- Chi phí mua , mua đồ trang trí, mua vật liệu, thuê nhân viên...
- Những thiết bị cần mua sắm: dụng cụ làm trà sữa, máy lạnh, quầy tính tiền...
o Vốn dự phòng: 20 triệu.
- Con người
o Tuyển người: cần tuyển một giám sát, một thu ngân, một bảo vệ kiêm giữ xe, khoảng 2 nhân viên phục vụ, sau này có thể tuyển thêm nhân viên phục vụ tùy theo nhu cầu của quán.
o Quản lý: Lập bản kế hoạch làm việc theo tuần/tháng, bản mô tả công việc và phân công cụ thể cho từng người được tuyển. Nhân viên giám sát sẽ báo cáo tình hình kinh doanh trực tiếp với bạn, để bạn có thể nắm rõ và theo sát được tình hình công việc của những nhân viên được tuyển và kết quả kinh doanh hằng ngày.
- Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh. Quán cà phê chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
- Lợi thế
o Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp nguyên vật liệu (các loại trà, các loại hạt, nước si-rô, các loại bột hương trái cây, sữa bột…), trái cây, đá viên, cơ sở sản xuất bàn ghế, vật dụng trang trí cho quán… Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn, đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai sót trước đây của họ trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh.
o Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh (nằm ở quận/huyện nào, dân trí thế nào, trục đường có thuận lợi, phía trước quán có dễ dừng xe lại hay không…) Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm ngay gần ngã tư có cột đèn giao thông, thì khi dừng đèn đỏ, người đi đường sẽ dễ bị quan sát những bảng hiệu hay hình thức khuyến mãi mới của quán.
o Thời điểm khởi nghiệp: nên dự tính khởi nghiệp vào những tháng hè để việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.