Các nguồn tuyển dụng:
Khi công việc tuyển dụng bắt đầu triển khai. Người nhân sự sẽ suy xét ngay đến việc tìm nguồn ứng viên ở đâu là phù hợp nhất, nhanh nhất và không tốn kèm nhiều chi phí nhất, tuy nhiên phải ưu tiên cho tiêu chí phù hợp với công việc đang tuyển dụng.
Ta có 2 nguồn tuyển chọn ứng viên như sau:
1) Nguồn tuyển chọn bên trong:
Đối tượng ứng viên là những nhân viên đang làm việc tại các phòng ban ngay trong Công ty có nhu cầu muốn được đổi vị trí, hoặc muốn được thăng tiến.
Sử dụng nguồn tuyển dụng bên trong, ta có những thuận lợi như sau:
- Nắm rõ năng lực, những điểm mạnh, yếu của từng ứng viên
- Ứng viên đã hiểu rõ về Công ty.
- Gia tăng hiệu quả đầu tư của Công ty vào nguồn nhân lực
- Hiện hữu thực tế, người tuyển dụng dễ dàng nhân xét và đánh giá.
Tuy nhiên, cũng có những khó khăn khi sử dụng nguồn tuyển dụng bên trong:
- Có thể thiếu khách quan và thiếu sự công bằng.
- Sự cạnh tranh giữa các ứng viên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đoàn kết nội bộ
- Sự “quá quen thuộc” có thể hạn chế những ý tưởng mới và tính cách tân.
2) Nguồn tuyển dụng bên ngoài:
Vì thế, không phải bất kỳ vị trí tuyển dụng nào ta cũng có thể sử dụng nguồn bên trong, bên cạnh đó nguồn tuyển dụng bên ngoài cũng có những mặt khá rộng để cho người tuyển dụng tìm kiếm ứng viên:
- Cơ sở dữ liệu ứng viên có sẵn
- Ứng viên có nhu cầu tìm việc
- Nhân viên trong công ty giới thiệu
- Mạng internet, thông tin người tìm việc
- Hội chợ việc làm
- Trường học, trường đào tạo, hiệp hội
Sử dụng nguồn tuyển dụng bên ngoài có những mặt thuận lợi như sau:
- Số lượng ứng viên đông hơn
- Có thể xuất hiện những nhận thức và tư tưởng mới có tính tích cực từ các ứng viên
- Việc tuyển dụng các nhân viên quản lý và có tay nghề cao từ bên ngoài có thể dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn.
Những khó khăn trong việc tuyển dụng từ nguồn bên ngoài cũng cần được lưu ý:
- Thông tin của ứng viên từ cơ sở dữ liệu có sẵn có thể đã thay đổi mà chưa được cập nhật
- Việc tìm kiếm, thu hút và đánh giá ứng viên sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
- Mất nhiều thời gian cho quá trình định hướng và điều chỉnh
- Có thể nảy sinh tư tưởng bất mãn ở nhân viên đang làm việc nếu họ tự cho rằng mình có thể đảm nhận công việc đó mà không được đề bạt.
Hình thức tuyển chọn:
Ở công ty bạn sử dụng hình thức tuyển chọn như thế nào?
Có 2 hình thức tuyển chọn thường được sử dụng nhất có thể tham khảo như sau:
- Công ty tự tổ chức tuyển chọn.
- Tuyển qua trung gian:
- Việc tuyển dụng được tiến hành thông qua đơn vị tư vấn tuyển dụng
- Các tổ chức trung gian có thể đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ tiến trình tuyển dụng
- Đặc điểm: giảm thời gian tìm kiếm, chuyên nghiệp, thuận tiện cho đơn vị chưa có bọ phận nhân sự, có thể tuyển vớ số lượng đông.
Khi tiến hành quảng cáo tuyển dụng (thông báo tuyển dụng), ta có các việc cần phải làm như sau:
- Định dạng mẫu quảng cáo/thông báo
- Thu thập đầy đủ thông tin về công ty
- Thu thập đầy đủ thông tin về công việc cần tuyển
- Phải có bảng yêu cầu tuyển dụng của bộ phận chuyên môn
- Nắm rõ các quyền lợi và đãi ngộ cho vị trí cần tuyển
- Xác định và nêu rõ địa điểm, thủ tục cần nộp
- Thời hạn tuyển dụng bắt đầu từ khi nào và kết thúc khi nào?
- Các thông tin khác (nếu có)
** Câu hỏi suy ngẫm: Thế nào là một mẫu quảng cáo hấp dẫn?? (Thông thường mẫu quảng cáo được thiết kế theo 5W, 1H (Why, Who, What, Where, When, How)
** Thực hành: Bạn hãy dành ra 15 phút để thiết kế một mẫu quảng cáo cho vị trí Kế toán công nợ.
Các công cụ tuyển dụng:
Để đạt được hiệu quả trong công tác tuyển dụng, ta có các công cụ dùng trong việc tuyển dụng như sau:
- Lý lịch ứng viên
- Bằng cấp, chứng chỉ
- Thư giới thiệu
- Thẩm tra nơi làm việc cũ của ứng viên
- Các bài kiểm tra: kiến thức, kỹ năng chuyên môn, công việc mẫu, chỉ số thông minh, tính cách, tâm lý, thể chất,…
- Phỏng vấn: các vòng sơ tuyển, chuyên môn,..
- Thời gian thử việc.
Đây là những thông tin được thể hiện trong hồ sơ của ứng viên, hoặc qua những lần giao tiếp, người tuyển dụng có thể tận dụng tối đa các thông tin để tìm ra được đâu là những ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng.
Sàn lọc hồ sơ
Giai đoạn sàn lọc hồ sơ là một công việc khá quan trọng trong quy trình tuyển dụng. Là việc thu thập và đánh giá các thông tin về ứng viên thể hiện trong hồ sơ dự tuyển trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu công việc để chọn ra những ứng viên có triển vọng hợp cho các vòng tuyển chọn sau.
Cách sàn lọc hồ sơ:
- Xác định rõ các tiêu chuẩn sàng lọc
- Đọc kỹ tất cả các hồ sơ dự tuyển
- Loại dần những hồ sơ không phù hợp với các tiêu chuẩn từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn.
- Chỉ nên chọn một số lượng vừa đủ hồ sơ ứng viên phù hợp với vị trí công việc cho các vòng sau.
- Những hồ sơ ít phù hợp nên được lưu riêng để xem xét lại khi cần thiết.
- Nên lập bảng tổng hợp thông tin để tiện xem xét, đối chiếu, so sánh.
Những việc cần thực hiện trong vòng sơ tuyển:
- Kiểm tra kiến thức chuyên môn: kiểm tra kiến thức của ứng viên liên quan đến vị trí công việc hoặc lĩnh vực chuyên môn của vị trí công việc.
- Kiểm tra kỹ năng chuyên môn
- Kiểm tra công việc mẫu
- Trắc nghiệm chỉ số thông minh IQ
- Bài trắc nghiệm tâm lý, tính cách
- Ngoại ngữ (nếu cần)
CÔNG VIỆC PHỎNG VẤN
Mục đích của phỏng vấn:
- Cơ hội tiếp xúc và đánh giá ứng viên một cách toàn diện
- Thu thập các thông tin không có sẵn từ các nguồn khác
- Đào sâu hoặc kiểm chứng các thông tin đã có
- Thuyết phục ứng viên chấp nhận một đề nghị công việc.
- Chọn đúng người đáp ứng được yêu cầu công việc
- Phù hợp với môi trường làm việc của công ty
- Thiết lập được các mục tiêu thử việc cho nhân viên mới.
Các nội dung cần quan tâm khi phỏng vấn:
- Xác định thời gian và mục tiêu phỏng vấn
- Tham khảo hồ sơ và thu thập thông tin
- Xác minh những thông tin ứng viên đã ghi trong hồ sơ xin việc
- Tìm hiểu về kinh nghiệm, năng lực chuyên môn
- Tìm hiểu về động cơ cá nhân, nguyện vọng nghề nghiệp
- Cám ơn ứng viên đã đến tham sự phỏng vấn
- Lấy thông tin phản hồi từ ứng viên
- Ghi nhận xets ngay sau khi phỏng vấn.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
1) Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc:
Ưu điểm:
- Nhất quán – tất cả các ứng viên đều được đối xử bình đẳng
- Đáng tin hơn
- Thời gian hợp lý
- Bao quát tất cả các lĩnh vực
- Dễ so sánh
Khuyết điểm:
- Có thể thiếu linh hoạt
- Một số lĩnh vực bị bỏ qua vì thời gian ngắn
- Người phỏng vấn bị khống chế
- Người xin việc thấy bị hỏi dồn ập câu hỏi nếu không khéo.
2) Phương pháp phỏng vấn không cấu trúc:
Ưu điểm:
- Dễ dẫn dắt và tìm hiểu các lĩnh vực khác
- Ứng viên cảm thấy thoải mái hơn
- Có thể thay đổi theo tình hình của cá nhân
Khuyết điểm:
- Khó điều khiển phỏng vấn hơn
- Có thể bỏ qua các lĩnh vực quan trọng
- Khó so sánh ứng viên
3) Phương pháp phỏng vấn Nhóm:
Ưu điểm:
- Khách quan hơn do quyết định của nhóm
- Ứng viên được quan sát kỹ hơn
- Một thành viên của nhóm có thể để ý hoặc nghĩ ra điều mà người khác bỏ qua
- Thích hợp đối với các công việc cao cấp hơn
Khuyết điểm:
- Tốn kém
- Người xin việc có thể cảm thấy bị áp đảo hoặc rụt rè
- Nhóm phỏng vấn có thể nói chuyện/tranh luận với nhau mà quên có sự hiện diện của ứng viên
- Ít cơ hội thiết lập mối quan hệ với ứng viên hơn
4) Phương pháp phỏng vấn căng thẳng:
Ưu điểm:
- Cho thấy cách ứng xử của ứng viên trong điều kiện sức ép về tâm lý
- Thích hợp với các coogn việc có sức ép cao.
Khuyết điểm:
- Người phỏng vấn phải chuyên nghiệp
- Có thể chọc túc và để mất người giỏi
- Có thể ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức
- Chỉ phù hợp với một số công việc
5) Phương pháp phỏng vấn một nhóm:
Ưu điểm:
- Dễ so sánh hơn
- Tạo tình huống làm việc mô phỏng
- Thích hợp với công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp
Khuyết điểm:
- Tốn kém
- Khó đánh giá
- Có thể không phải lúc nào cũng thích hợp
- Ít tiếp xúc cá nhân hơn.