Các lỗi thường gặp trong phỏng vấn và tuyển chọn



hinh8-tuyendung

Những hạn chế có thể mắc phải trong phỏng vấn:
Khi chỉ được sử dụng đơn lẻ, các cuộc phỏng vấn là một sự xét đoán có độ tin cậy không cao và chủ quan về năng lực làm việc của một người. Những hạn chế trong phỏng vấn như sau:
-          Các kết quả phụ thuộc vào kỹ năng của người phỏng vấn.
-          Các cuộc phỏng vấn chỉ đo lường chính xác nhất về kỹ năng tham dự phỏng vấn của ứng viên
-          Hiệu ứng về sự ngưỡng mộ và hiệu ứng về sự ức chế
-          Sự hòa hợp không tốt giữa người phỏng vấn và ứng viên.
-          Những ấn tượng đầu tiên thường được xem xét không công bằng
-          Khó có thể tiêu chuẩn hóa các cuộc phỏng vấn
-          Tác động của ứng viên phỏng vấn trước.
-          Khó có thể đối xử với các ứng viên một cách công bằng
-           Người phỏng vấn ra các quyết định theo sự thiên vị và thành kiến

Những điều cần chú ý khi phỏng vấn:
-          Thu thập bằng chứng cho lần lượt từng tiêu chuẩn hoặc năng lực
-          Đặt các câu hỏi về thái độ, hành vi nhằm cung cấp thêm các  bằng chứng
-          Luôn có sẵn bản tự khai của ứng viên trong quá trình phỏng vấn
-          Quan tâm đến nguyện vọng của cá nhân
-          Khuyến khích ứng viên thể hiện bản thân bằng cách lắng nghe
-           Ghi nhận thông tin trong suốt quá trình phỏng vấn
-          Cho tất cả các ứng viên cơ hội như nhau sau khi đã sàng lọc hồ sơ
-          Không tranh luận để tìm ra “chân lý/đúng sai” với ứng viên
-          Nói ít, nghe nhiều và quan sát nhiều.

Kết thúc phỏng vấn:
1. Kiểm soát thời gian:
-          Không đi lạc hướng
-          Không đi quá sâu vào các chi tiết vụn vặt
-          Đúng thời gian, đúng lúc
2. Nhấn mạnh những lợi ích, triển vọng cửa  ứng viên khi làm việc tại công ty
3. Mời đặt câu hỏi và kiểm soát thời gian hỏi – trả lời
4. Thông báo các bước kế tiếp
5. Cám ơn ứng viên.

Những căn cứ  khi ra quyết định tuyển chọn:
1.      Kiểm tra thông tin ứng viên:
-          Xác định những thông tin cần được kiểm tra.
-          Kiểm tra thông tin từ cấp trên trực tiếp của ứng viên
-          Xác định sự khác biệt giữa các thông tin
-          Cẩn thận để đừng ảo tưởng về những thông tin tham khảo
2.      Tổng hợp thông tin:
-          Điểm các bài kiểm tra
-          Điểm phỏng vấn, năng lực chuyên môn
-          Thông tin tham khảo
-          Khả năng thực tế đánh giá được
-          Nguyện vọng cá nhân
-          Niềm tin của ứng viên
-          Thái độ ứng viên
-          Tính hiệu lực ( nhất quán ) của các cách thức đánh giá khác nhau
3.      Quyết định tuyển chọn:
-          Hãy chọn ứng viên có năng lực phù hợp nhất với yeu cầu của vị trí công việc tại công ty bạn
-          Phù hợp với mục tiêu tuyển chọn
-          Thiết lập mục tiêu thử việc
-          Căn cứ vào các yêu cầu về kết quả công việc đã xác định trong phần phân tích công việc
-          Căn cứ vào kết quả đánh giá phỏng vấn
4.      Tiếp nhận:
-          Tiến trình hướng dẫn, thực hiện những việc cần thiết nhằm giúp thành viên mới hộp nhập vào đơn vị, nhanh chóng thân thuộc với môi trường đồng thời tiếp cận và bắt kịp công việc.
-          Xây dựng ấn tượng đầu tiên
-          Chuẩn bị tiếp đón nhân viên mới:
+ Đón chào.
+ Giới thiệu về công ty
+ Sổ tay nhân viên & những hướng dẫn hành chính khác
+ Giới thiệu với các bộ phận
+ Hướng dẫn về bộ phận/vị trí làm việc.

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top