Mỗi một tổ chức đều có mục tiêu, sứ mạng và chiến lược phát triển tổ chức mình. Để đạt được mục tiêu, sứ mạng và chiến lược đó, tổ chức phải có những chính sách phù hợp. Vì vậy mô hình quản trị nhân lực được lựa chọn phải đảm bảo dựa trên mục tiêu, sứ mạng và chiến lược của tổ chức mình.
1. Mục tiêu, sứ mạng, chiến lược phát triển của tổ chức
Mỗi một tổ chức đều có mục tiêu, sứ mạng và chiến lược phát triển tổ chức mình. Để đạt được mục tiêu, sứ mạng và chiến lược đó, tổ chức phải có những chính sách phù hợp. Vì vậy mô hình quản trị nhân lực được lựa chọn phải đảm bảo dựa trên mục tiêu, sứ mạng và chiến lược của tổ chức mình. Mô hình quản trị nhân lực bao gồm các chính sách tuyển dụng, sử dụng nhân lực, đào tạo phát triển, thù lao và phúc lợi, đánh giá nhân viên, quan hệ lao động,… gắn chặt với từng nhiệm vụ và từng thời kì.
2. Quan điểm của chủ sở hữu và lãnh đạo cấp cao về quản trị nhân sự
Mỗi chủ sở hữu có một quan điểm và phong cách quản trị nhân lực riêng, do họ có trình độ và môi trường khác nhau.
Trong trường hợp quan điểm của chủ sở hữu về quản trị nhân lực trái ngược với mục tiêu và chiến lươc phát triển của tổ chức hoặc đi ngược lại với ý chí của công đoàn, chuyên gia tư phụ trách xây dựng mô hình quản trị nhân lực thì cần có những tư vấn thích hợp để chủ sở hữu có sự thay đổi trong quan điểm, chỉ có như vậy mới kết hợp hài hòa các lợi ích các bên giúp tổ chức phát triển.
Trong trường hợp quan điểm của chủ sở hữu về quản trị nhân lực trái ngược với mục tiêu và chiến lươc phát triển của tổ chức hoặc đi ngược lại với ý chí của công đoàn, chuyên gia tư phụ trách xây dựng mô hình quản trị nhân lực thì cần có những tư vấn thích hợp để chủ sở hữu có sự thay đổi trong quan điểm, chỉ có như vậy mới kết hợp hài hòa các lợi ích các bên giúp tổ chức phát triển.
3. Hình thức sở hữu của tổ chức
Hình thức tổ chức đóng vai trò chi phối các chính sách và mô hình hoạt động của tổ chức, trong đó có mô hình quản trị nhân lực. Các tổ chức nhà nước, mô hình quản trị nhân lực do nhà nước quyết định. Nhà nước sẽ ban hành một số quy định các cấp cơ sở có một số quyền nhất định trong việc quy định các chính sách cụ thể dựa trên quy định của nhà nước.
Với các tổ chức không thuộc sở hữu nhà nước, tùy thuộc vào mô hình sở hữu mà lựa chọn các mô hình quản trị nhân lực cho phù hợp.
Với các tổ chức không thuộc sở hữu nhà nước, tùy thuộc vào mô hình sở hữu mà lựa chọn các mô hình quản trị nhân lực cho phù hợp.
4. Mô hình của tổ chức
Mô hình tổ chức có tác động đến cách thức sắp xếp và vận hành của mô hình quản trị nhân lực và có tác động chi phối đến mối quan hệ giữa các mắt xích trong quan hệ quản trị nhân sự. Sự thay đổi mô hình quản trị có thể tác động đến mô hình của tổ chức và ngược lại
5. Ý chí và nguyện vọng của người lao động
Ý chí và nguyện vọng của người lao động phản ánh động lực lao động của họ. Các nguyện vọng này chủ yếu với mục đích tăng lợi ích và giảm nghĩa vụ cho người lao động. Do vậy mô hình quản trị nhân lực phải tạo động lực hiệu quả cho tổ chức, tức là chú ý đến nguyện vọng của người lao động, trên cơ sở hài hòa lợi ích.
6. Các yếu tố khác
- Sự vận hành quan hệ lao động
- Trình độ và thói quen của đội ngũ cán bộ
- Vốn đầu tư, điều kiện làm việc,…
0 ý kiến:
Post a Comment