Kinh nghiệm quản lý nhân viên

Kinh nghiệm quản lý nhân viên nhà hàng
Một người quản lý giỏi phải là người biết quản lý nhân viên đúng cách. Quản lý không chỉ là dùng mệnh lệnh, quản lý còn cần rất nhiều các yếu tố, đó là phải biết thuyết phục, phải biết thu phục lòng người, và chính cái tình đó sẽ giúp người quản lý trở nên thuyết phục hơn trong mắt nhân viên của mình, cũng như với đối tác.


Quản lý bằng kỷ luật

Mỗi một công ty hay nhà hàng, siêu thị đều có những quy định riêng nhằm đảm bảo doanh nghiệp của mình đi theo một trật tự mà người chủ doanh nghiệp mong muốn. Những quy định này cũng là tiền đề để đưa ra các khoản thưởng, phạt hợp lý cho nhân viên.
Đối với các nhà hàng, thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng khách hàng khá lớn, việc đưa ra các nguyên tắc, quy định là hoàn toàn hợp lý – giúp nhà hàng của mình trở nên chuyên nghiệp, nhận được những ánh nhìn thiện cảm hơn từ phía khách hàng.
Quy định của nhà hàng cần phải hợp lý, đưa ra với tinh thần xây dựng với mục đính giúp nhà hàng ngày càng phát triển hơn nữa. Những quy định, nội quy này là căn cứ để quản lý đưa ra những hình phạt đối với nhân viên sai phạm – giúp nhân viên nhận thức được mức độ nghiêm trọng của những sai phạm mà mình mắc phải để tránh lặp lại vào lần sau. Đây cũng là căn cứ để đưa ra những khoản thưởng nhằm khích lệ nhân viên tốt, chấp hành đầy đủ các nội quy của nhà hàng – những người này cũng sẽ là “tấm gương” để các nhân viên khác nhìn vào và noi theo.

12 Kinh nghiệm quản lý nhân viên nhà hàng
Quản lý không chỉ là dùng mệnh lệnh, quản lý còn cần rất nhiều các yếu tố quan trọng khác

Quản lý theo tình cảm

Tuy nhiên, quản lý bằng kỷ luật không có nghĩa là người quản lý lúc nào cũng nghiêm khắc một cách rập khuôn, lúc nào cũng chỉ chờ để nhắc về những quy định và đưa ra những hình phạt một cách cứng nhắc – điều đó sẽ khiến nhân viên trở nên ác cảm với các quy định và sợ hãi đối với quản lý mà không nhận được sự tôn trọng. Trước khi đưa ra hình phạt đối với bất kỳ nhân viên nào, cần phải xem xét nhiều yếu tố: tìm hiểu lý do vì sao nhân viên đó phạm lỗi, là do vô tình hay cố ý; lần vi phạm này là lần thứ bao nhiêu; thái độ của nhân viên đó khi phạm lỗi như thế nào;…
Ngoài ra, người quản lý nên thường xuyên nói chuyện, tâm sự với nhân viên để hiểu rõ thêm về hoàn cảnh, về những khó khăn của từng nhân viên, điều này giúp quản lý gần gũi với nhân viên hơn – đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của một người quản lý giỏi.

21 Kinh nghiệm quản lý nhân viên nhà hàng
Một người quản lý giỏi là một người biết khuyến khích và giúp đỡ nhân viên phát huy được khả năng của mình

Khuyến khích nhân viên phát huy khả năng

Nhà hàng hay quán café của bạn nếu kinh doanh thành công thì đấy chính là hệ quả trực tiếp của những việc làm của nhân viên, vì thế động viên người lao động trực tiếp chính là cách thức khuyến khích họ làm việc hết mình. Một trong những cách thức khiến cho các nhân viên làm việc, cống hiến hết mình cho sự thành công của cửa hàng là khiến cho mỗi người trong số họ cảm thấy mình là một phần đặc biệt của cửa hàng đó. Hãy ưu tiên việc giúp nhân viên hiểu được mục tiêu, tầm nhìn,… của nhà hàng và sự đóng góp của nhân viên đối với thành quả chung, hãy khuyến khích họ nổ lực và cho họ thấy bạn sẽ luôn bên cạnh họ.
Đừng tỏ ra khiêm tốn khi dành những lời khen cho nhân viên mỗi khi họ làm tốt một việc nào đó, vì những lời khen đôi khi chính là những động lực khích lệ để nhân viên cố gắng hơn nữa trong công việc.

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top