Những kinh nghiệm khi dự định mở cửa hàng bán lẻ
Mở một cửa hàng bán lẻ là điều tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng thực ra lại rất phức tạp. Để cửa hàng của mình có thể kinh doanh tốt, nhà bán lẻ phải xác định được các yếu tố liên quan có thể ảnh hưởng đến chất lượng bán hàng, cách hạn chế những rủi ro và cách giúp kinh doanh phát triển. Dưới đây là những yếu tố mà các nhà quản lý bán lẻ nên quan tâm trước khi chuẩn bị mở cửa hàng bán lẻ:
Vị trí mở cửa hàng
Địa điểm mở cửa hàng là một trong những yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của cửa hàng bạn, chọn địa điểm không phù hợp rất có thể khiến công việc kinh doanh của bạn thất bại. Tùy vào kinh phí để lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, tuy nhiên, cửa hàng mặt tiền các đường lớn và tập trung đông dân cư thường mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt.
Địa điểm mở cửa hàng là một trong những yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của cửa hàng (Ảnh minh họa)
Mặt hàng kinh doanh
Việc tìm kiếm mặt hàng kinh doanh có tiềm năng và phù hợp với thời điểm, với thị trường là một trong những quyết định khó khăn với chủ doanh nghiệp bán lẻ. Vậy nên, trước khi quyết định dòng sản phẩm mà mình kinh doanh, các chủ cửa hàng nên xem xét các yếu tố liên quan đến thị trường, đến nhu cầu tiêu thụ, đến tiềm lực phát triển trong tương lai của dòng sản phẩm đó để công việc kinh doanh được phát triển thuận lợi nhất.
Hiện tại, trên thị trường bán lẻ, những mặt hàng “hot” với sức mua mạnh và nhu cầu mua không giảm sút như: thời trang, đồ dùng cho trẻ sơ sinh,… cũng chính là những mặt hàng đang được nhiều người kinh doanh. Cần phải nhìn nhận rõ xem nguồn hàng của bạn có đủ tốt, đủ chất lượng để cạnh tranh được với những cửa hàng khác hay không trước khi quyết định mở cửa hàng.
Chọn và đào tạo nhân viên
Thái độ và cách phục vụ của nhân viên bán hàng là một trong những yếu tố tạo thiện cảm với khách hàng, vì thế việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng là rất quan trọng. Một trong những điều kiện cần và đủ ở một người nhân viên bán hàng là đạo đức và sự trung thành – nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện trên, đừng phân vân, hãy loại họ ra khỏi danh sách nhân viên của bạn.
Ngoài ra, nên lựa chọn những người có những kỹ năng sau: kỹ năng lắng nghe; giao tiếp; nhạy bén trong việc nắm bắt yêu cầu của người khác; phong thái lịch sự, tự tin;… Nếu nhân viên bán hàng còn thiếu một trong những kỹ năng này, hãy nhanh chóng đào tạo bổ sung cho họ, điều này giúp nhân viên hoàn thiện các kỹ năng của bản thân và cũng chính là giúp cửa hàng của bạn kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, nên lựa chọn những người có những kỹ năng sau: kỹ năng lắng nghe; giao tiếp; nhạy bén trong việc nắm bắt yêu cầu của người khác; phong thái lịch sự, tự tin;… Nếu nhân viên bán hàng còn thiếu một trong những kỹ năng này, hãy nhanh chóng đào tạo bổ sung cho họ, điều này giúp nhân viên hoàn thiện các kỹ năng của bản thân và cũng chính là giúp cửa hàng của bạn kinh doanh tốt hơn.
Một trong những điều kiện cần và đủ ở một người nhân viên bán hàng là đạo đức và sự trung thành
Chọn phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Phần mềm bán hàng là một trong những thứ không thể thiếu trong việc hỗ trợ công tác bán hàng của các cửa hàng, siêu thị trong thời kỳ hiện nay. Trên thị trường hiện nay đang có vô số các phần mềm bán hàng được sử dụng và đều được quảng cáo là tốt nhất, là tiện lợi nhất – vậy làm thế nào để có thể lựa chọn phần mềm phù hợp cho cửa hàng sắp mở của mình?
Trước tiên, nên xác định tiêu chí lựa chọn phần mềm – phần mềm bán hàng tốt sẽ là những phần mềm đáp ứng được những tiêu chí sau đây của cửa hàng: dễ dùng, đáp ứng được toàn bộ quy trình nghiệp vụ của cửa hàng, chức năng báo cáo phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh, chi phí hợp lý,…
Hơn nữa, trước khi quyết định lựa chọn phần mềm bán hàng, các nhà bán lẻ nên thực hiện theo quy trình như sau: tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hoặc những người đã dùng phần mềm; Dùng thử trải nghiệm sản phẩm; Trao đổi và làm rõ toàn bộ những thắc mắc với nhân viên tư vấn bán hàng.
Trước tiên, nên xác định tiêu chí lựa chọn phần mềm – phần mềm bán hàng tốt sẽ là những phần mềm đáp ứng được những tiêu chí sau đây của cửa hàng: dễ dùng, đáp ứng được toàn bộ quy trình nghiệp vụ của cửa hàng, chức năng báo cáo phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh, chi phí hợp lý,…
Hơn nữa, trước khi quyết định lựa chọn phần mềm bán hàng, các nhà bán lẻ nên thực hiện theo quy trình như sau: tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hoặc những người đã dùng phần mềm; Dùng thử trải nghiệm sản phẩm; Trao đổi và làm rõ toàn bộ những thắc mắc với nhân viên tư vấn bán hàng.
Lên kế hoạch cho các chương trình Marketing và chăm sóc khách hàng
Không phải thời điểm nào, nhu cầu mua hàng của khách hàng cũng như nhau. Để kích thích khách mua hàng, cửa hàng nên thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hợp lý với từng thời điểm để duy trì lượng khách hàng thường xuyên của cửa hàng, tránh trường hợp công việc kinh doanh bị ảnh hưởng do có thời điểm không có khách hàng.
Để phục vụ cho các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng, nên lựa chọn những phần mềm bán hàng có chức năng hỗ trợ marketing như: SMS marketing, email marketing, tạo chương trình khuyến mãi,… để đạt được hiệu quả tốt nhất.
0 ý kiến:
Post a Comment