Làm sao để trở thành một người quản lý bán lẻ xuất sắc?

Làm sao để trở thành một người quản lý bán lẻ xuất sắc?
Quản lý một cửa hàng bán lẻ là một công việc đáng tự hào, tuy nhiên làm thế nào để có thể hoàn thành xuất sắc công việc là trở thành một người quản lý xuất sắc?
Nhận nhiệm vụ làm quản lý của một cửa hàng cũng đồng nghĩa với việc nhận gánh nặng về mục tiêu bán hàng, về quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa trong kho hàng; hơn thế, quản lý sẽ chính là người xây dựng chính sách của cửa hàng và là người tiên phong làm gương cho nhân viên của mình – vì thế, người quản lý phải là người có độ nhạy cảm nhất định trong công việc kinh doanh, cũng như có kỹ năng trong công tác quản lý mới có được sự thành công.

Luôn khiến nhân viên cảm thấy vui vẻ
Để cho nhân viên của mình luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi đến cửa hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một người quản lý. Vì một lý do nào đó, nhân viên của cửa hàng bạn luôn cảm thấy ức chế và buồn bực từ phía quản lý, điều đó có nghĩa là mức độ tập trung đối với công việc sẽ giảm sút nghiêm trọng, mức độ cống hiến đối với cửa hàng hoàn toàn không có; điều đó còn có nghĩa, bạn đang là một người quản lý tồi và hãy sẵn sàng để đóng cửa cửa hàng của mình.
Vậy nên làm gì để nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc cũng như người quán lý của họ?
bi quyet lanh Làm sao để trở thành một người quản lý bán lẻ xuất sắc?
Luôn khiến nhân viên cảm thấy vui vẻ bằng cách chia sẻ và cảm thông

Quan tâm
Ngoài công việc, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, hãy quan tâm đến cuộc sống của nhân viên bằng cách lắng nghe họ kể về cuộc sống của họ, về gia đình, về sự định và những khó khăn của họ; hãy dành cho họ những lời động viên, những cái vỗ vai khích lệ hay những lời chúc mừng khi họ có tin tốt – điều đó sẽ giúp nhân viên có cảm giác gần gũi và thân thiết hơn.

Khen ngợi
Luôn đưa ra những lời khen cho nhân viên khi họ là được việc tốt – điều này giúp họ nhận thấy vai trò cá nhân của mình trong mắt người quản lý. Một người quản lý tốt không phải là người chỉ biết đưa ra những mệnh lệnh, những quy tắc, những đe dọa, những hình phạt,… điều đó khiến bạn trở thành một người đáng sợ trong mắt nhân viên của mình; nếu bạn muốn họ tuân thủ nguyên tắc của mình, trước tiên bạn phải nhận được sự tôn trọng từ phía nhân viên.

Coi họ là một phần quan trọng của cửa hàng
Nhân viên là một phần của cửa hàng, các thay đổi có liên quan đến cửa hàng, họ có quyền được biết – vì thế, hãy thông báo cho tất cả nhân viên những thay đổi trong chính sách, kế hoạch hoạt động của cửa hàng. Nên thường xuyên tổ chức các cuộc họp và nói rõ tình hình hoạt động, tình hình kinh doanh của cửa hàng; nêu gương những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, từ đó khuyến khích những thành viên khác nổ lực để đạt kết quả tốt nhất. Đối với những sự kiện hoặc quyết định quan trọng, quản lý nên lấy ý kiến của mọi người, để nhân viên cùng thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng hợp lý nhất. Những điều này khiến nhân viên của bạn cảm thấy được coi trọng và ý thức được vai trò của mình trong tập thể, từ đó nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với công việc chung của cửa hàng.

Phong cách quản lý
Làm việc của một nhân viên
Thay vì ngồi một chỗ và ra lệnh cho nhân viên, hãy bắt tay vào làm – điều này sẽ giúp bạn nhân ra được những khó khăn của bất kỳ công việc nào, từ đó có những điều chỉnh hợp lý hơn với mỗi ví trí công việc. Hãy thử làm những việc như đổ rác, quét dọn, lau chùi nhà vệ sinh,… tất cả những việc đó sẽ khiến quản lý trở nên gần gũi hơn với nhân viên của mình, giúp nhân viên thêm tin tưởng và tôn trọng người quản lý.
qly311 Làm sao để trở thành một người quản lý bán lẻ xuất sắc?
Hãy nổ lực để trở thành một người quản lý giỏi, điều đó cũng có nghĩa là bạn đang đưa cửa hàng của bạn phát triển tốt.

Giao quyền
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa người quản lý sẽ phải ôm đồm tất cả mọi việc của cửa hàng, hãy nhớ vai trò của người quản lý là sắp xếp và giao việc cho nhân viên. Hãy có cái nhìn bao quát nhất để nhận biết được nhân viên nào có những lợi thế như thế nào, sẽ phù hợp với vị trí công việc nào – để từ đó có những sắp xếp hợp lý.

Bình tĩnh và tự chủ
Kể cả lúc cửa hàng gặp khó khăn nhất, hãy nên giữ bình tĩnh – điều đó sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều thứ. Hãy nhớ rằng, mỗi khi cửa hàng gặp rắc rối, người mà nhân viên trông chờ không ai khác ngoài người quán lý của họ – nếu người quản lý mất bình tĩnh và rối trí, nhân viên sẽ không biết phải xử lý như thế nào và họ cũng sẽ có cách nhìn thiếu tin tưởng với quản lý.

Tuân thủ quy tắc cửa hàng
Tất cả các điều trên đây không có nghĩa là không phải tuần theo bất kỳ một quy tắc nào cả. Trái lại, người quản lý nên đặt quy tắc của cửa hàng lên hàng đầu, có nghĩa là sẵn sàng xử lý theo nguyên tắc và kỷ luật bất kỳ trường hợp sai phạm – điều này giúp nhân viên nâng cao trách nhiệm đối với công việc. Hãy là một người bạn của nhân viên, những cũng là một người quản lý của họ.

Chuẩn bị cho sự không hài lòng
Ngay từ đầu, hãy nói rõ những mong muốn, những kỳ vọng của mình đối với nhân viên – nếu nhân viên của bạn không biết được vai trò của mình như thế nào hoặc ranh giới công việc giữa người này, người kia không rõ ràng, họ sẽ không thể cố gắng làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên, nhân viên không phải là siêu nhân, có thể họ sẽ quên những gì bạn nói, hoặc họ sẽ không đạt được kỳ vọng như bạn mong muốn – hãy theo dõi thật sát sao công việc của họ, hướng dẫn cho họ cách để làm tốt hơn mọi việc.
Không phải nhân viên nào cũng sẽ tuân thủ các quy định của cửa hàng, là một người quản lý nên thật sự khách quan và đưa ra những mức kỷ luật cho từng trường hợp sai phạm – điều này không hề dễ chịu đối với cá nhân người quản lý cũng như đối với nhân viên bị phạt, tuy nhiên điều đó là cần thiết, nó mang lại sự công bằng trong môi trường tư nhân, giúp cửa hàng của bạn hoạt động tốt hơn.
Nguồn Retailchoice.com

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top