Chào các bạn,
Nếu chúng ta không biết chúng ta sẽ làm gì thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Khi khởi nghiệp kinh doanh cũng vậy, đây là tài liệu sống còn, dùng cho định hướng hoạt động kinh doanh của bạn.
iStock_000003275194Small
Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh không phải là tất cả, nó chỉ là công cụ giúp bạn định hướng. Có quá nhiều người sa đà vào kế hoạch kinh doanh mà quên mất hành động. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu đến các bạn những nguyên tắc giúp viết một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
1. Xác định đối tượng đọc
Điều này là điều đầu tiên cần suy nghĩ trước khi tiến hành viết. Nếu bạn viết để kêu gọi đầu tư, hãy tập trung vào phân tích hiệu quả của dự án. Nhưng nếu chỉ viết cho bạn, hăy viết thật đơn giản nhưng thực dụng.

2. Đừng quá tập trung vào tiểu tiết
Như đã nói ở trên, hãy đừng quá sa đà vào tiểu tiết, nhưng theo kinh nghiệm của tôi khi xây dự án cho giáo dục, giờ đây đọc lại, tôi thấy nó thật sự rất khác như những gì tôi đang vận hành hiện nay. Một kế hoạch kinh doanh tốt là một kế hoạch mà ta có thể dựa vào nó để thay đổi cho phù hợp.

3. Kế hoạch kinh doanh không phải là cái chúng ta để chưng, hãy cập nhật liên tục
Nhiều người thật sự sai lầm khi cho rằng kế hoạch kinh doanh là cái làm trước khi khởi nghiệp, thực tế kế hoạch kinh doanh là cái bạn phải cập nhật liên tục cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Hãy lưu ý, ngay cả khi bạn bắt tay vào viết, kế hoạch của bạ đã bắt đầu không còn phù hợp nữa rồi.
4. Không quan tâm đến người cấp vốn nghĩ gì
Đối với một số kế hoạch kinh doanh dùng để vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư, bạn cần đặt các câu hỏi sau khi viết
A. Sản phẩm của tôi có những khác biệt gì?
B. Tôi có cái gì để kinh doanh thành công?
C. Bao lâu tôi có thể lấy lại vốn?
5. Thiếu dự báo tài chính nghiêm túc
Dự báo tài chính bao gồm những thông tin tài chính cơ bản, sẽ có rất nhiều thông tin phải giả định. Bạn cần tỉnh táo lúc này. Một số lỗi mà trước đây tôi hay gặp phải đó là:
A. Không liệt kê hết hoặc liệt kê quá nhiều các chi phí. Đặc biệt quên đưa lương của bạn một cách đúng và đủ vào chi phí.
B. Nhận định không đúng sản lượng bán ra.
6. Thiếu trung thực
Dù là kế hoạch kinh doanh để định hướng hay kế hoạch kinh doanh để góp vốn, bạn cũng cần trung thực. Bạn hãy nghĩ xem, nếu một kế hoạch kinh doanh mà bạn vẫn không yên tâm về nó, liệ bạn có dám tự tin để dấn thân hay không?? Dù trong mọi hòn cảnh, hãy trung thực với chính bản thân mình bạn nhé.
Chúc bạn thành công.

Dũng Nguyễn

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top