Thưởng, phạt nhân viên từ lâu đã là một vấn đề không mới.
Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ là việc thưởng sẽ thúc đẩy nhân viên tiếp tục đưa ra các sáng kiến cải tiến, làm việc tích cực và năng suất hơn; còn việc phạt nhằm hạn chế các lỗi mà nhân viên gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu ứng của việc thưởng - phạt đôi khi đi ngược lại với những quan niệm cố hữu đó.
Trong một vài trường hợp, việc phạt có thể không khiến nhân viên cảm thấy “e sợ” và ngược lại, việc thưởng không làm nhân viên thấy muốn làm việc nhiều hơn. Xin dẫn hai câu chuyện liên quan:
Chuyện thứ nhất xảy ra tại một trường mẫu giáo ở Mỹ. Có một thời gian, nhà trường nhận thấy rằng số phụ huynh đến đón con muộn khá nhiều, điều này gây phiền phức cho các giáo viên vì họ phải tốn thêm thời gian để trông trẻ không công cho những phụ huynh này.
Trong một vài trường hợp, việc phạt có thể không khiến nhân viên cảm thấy “e sợ” và ngược lại, việc thưởng không làm nhân viên thấy muốn làm việc nhiều hơn. Xin dẫn hai câu chuyện liên quan:
Chuyện thứ nhất xảy ra tại một trường mẫu giáo ở Mỹ. Có một thời gian, nhà trường nhận thấy rằng số phụ huynh đến đón con muộn khá nhiều, điều này gây phiền phức cho các giáo viên vì họ phải tốn thêm thời gian để trông trẻ không công cho những phụ huynh này.
Vậy nên nhà trường quyết định đưa ra thông báo là nếu phụ huynh nào đón con muộn, họ sẽ bị phạt 3 đô la mỗi lần. Thật không ngờ, sau khi có quy định này, số lượng phụ huynh đón con muộn không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Có thể lý giải điều này như sau.
Thứ nhất, với nhiều người, số tiền 3 đô la là rất nhỏ và những việc họ làm trong khoảng thời gian trước khi đón con có thể mang lại cho họ lợi ích lớn hơn thế. Những phụ huynh này sẵn sàng bỏ ra 3 đô la để được những thứ khác.
Thứ hai, vì đã có khoản tiền phạt phải đóng nên vô hình chung việc đón con quá giờ tan học, lúc này có thể hiểu như không phải là “đón muộn” nữa, họ vẫn đón con đúng giờ, chỉ có điều mốc giờ này được lùi lại so với các phụ huynh khác; công việc của các cô giáo cũng không còn bị coi là “việc làm không công” mà giống như làm thêm giờ và họ được trả “lương” xứng đáng.
Với suy nghĩ này, các phụ huynh sẽ bớt cảm thấy áy náy về những phiền toái mà họ gây ra cho nhà trường từ việc đón con muộn, và họ có thể hài lòng với việc làm của mình.
Chuyện trách phạt nhân viên trong doanh nghiệp cũng tương tự. Nếu mức phạt không đủ tính răn đe, nhân viên dễ xem nhẹ và sẵn sàng chịu phạt để được làm điều mà họ cho là quan trọng hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mức phạt mà trường mẫu giáo trong câu chuyện trên đưa ra không phải là 3 đô la mà gấp 10 lần như thế?
Câu chuyện thứ hai xảy ra tại một doanh nghiệp sản xuất. Khi lãnh đạo công ty quyết định tăng mức thưởng trên một đơn vị khối lượng công việc của công nhân thì ngay lập tức, công suất sản xuất tháng sau đó sụt giảm nghiêm trọng. Thì ra, công nhân ở đây làm việc chỉ với mục đích kiếm đủ tiền để sống, họ không muốn dành quá nhiều thời gian cho công việc.
Thứ nhất, với nhiều người, số tiền 3 đô la là rất nhỏ và những việc họ làm trong khoảng thời gian trước khi đón con có thể mang lại cho họ lợi ích lớn hơn thế. Những phụ huynh này sẵn sàng bỏ ra 3 đô la để được những thứ khác.
Thứ hai, vì đã có khoản tiền phạt phải đóng nên vô hình chung việc đón con quá giờ tan học, lúc này có thể hiểu như không phải là “đón muộn” nữa, họ vẫn đón con đúng giờ, chỉ có điều mốc giờ này được lùi lại so với các phụ huynh khác; công việc của các cô giáo cũng không còn bị coi là “việc làm không công” mà giống như làm thêm giờ và họ được trả “lương” xứng đáng.
Với suy nghĩ này, các phụ huynh sẽ bớt cảm thấy áy náy về những phiền toái mà họ gây ra cho nhà trường từ việc đón con muộn, và họ có thể hài lòng với việc làm của mình.
Chuyện trách phạt nhân viên trong doanh nghiệp cũng tương tự. Nếu mức phạt không đủ tính răn đe, nhân viên dễ xem nhẹ và sẵn sàng chịu phạt để được làm điều mà họ cho là quan trọng hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mức phạt mà trường mẫu giáo trong câu chuyện trên đưa ra không phải là 3 đô la mà gấp 10 lần như thế?
Câu chuyện thứ hai xảy ra tại một doanh nghiệp sản xuất. Khi lãnh đạo công ty quyết định tăng mức thưởng trên một đơn vị khối lượng công việc của công nhân thì ngay lập tức, công suất sản xuất tháng sau đó sụt giảm nghiêm trọng. Thì ra, công nhân ở đây làm việc chỉ với mục đích kiếm đủ tiền để sống, họ không muốn dành quá nhiều thời gian cho công việc.
Họ muốn có những khoảng thời gian đáng kể cho vui chơi, tiệc tùng… Vì có sự tăng mức thưởng trên nên họ chỉ cần làm ít thời gian hơn vẫn đảm bảo có được thu nhập như cũ.
Qua hai câu chuyện trên, thêm một lần chúng ta thấy rằng, vấn đề tiền lương, thưởng, phạt tuy không còn mới nữa những rõ ràng vẫn tồn tại những góc cạnh mà bất cứ ai làm công tác quản trị cũng phải xem xét tới.
Qua hai câu chuyện trên, thêm một lần chúng ta thấy rằng, vấn đề tiền lương, thưởng, phạt tuy không còn mới nữa những rõ ràng vẫn tồn tại những góc cạnh mà bất cứ ai làm công tác quản trị cũng phải xem xét tới.
Theo dnsg
0 ý kiến:
Post a Comment