Là lãnh đạo, tài sản lớn nhất của bạn là nhân viên. Họ là những người có thể giúp bạn thực hiện ước mơ sở hữu một tổ chức thành công.
Nhân viên của bạn đảm bảo cho những hoạt động hàng ngày của tổ chức luôn "thuận chèo mát mái" thậm chí ngay cả khi bạn không quản lý đến từng chi tiết.
Thuê và quản lý nhân viên là một khâu đòi hỏi sự chú tâm, đặc biệt khi bạn là sếp mới và lần đầu tiên tiến hành những công việc này. Nhưng cũng đừng vội lo lắng vì quá trình thuê và quản lý nhân viên cũng không phải quá phức tạp.
Phỏng vấn những nhân viên tương lai
Lý do tuyển dụng nhân viên mới là để đáp ứng một số nhu cầu của tổ chức. Mục tiêu của bạn khi phỏng vấn các ứng viên là để chọn được những người phù hợp nhất với công việc. Công đoạn này bao gồm:
- Mô tả công việc xác định những tố chất quan trọng mà các ứng viên cần phải có. Sự mô tả này cũng bao gồm thông tin về mức lương và lợi ích.
- Thu thập những bản lý lịch của những nhân viên tương lai thông qua các hãng tuyển dụng, các tạp chí, các trang việc làm, mạng Internet... Xem các bản lý lịch này và chọn những người thích hợp nhất.
- Chuẩn bị những câu hỏi để phỏng vấn. Xem xét lại thông tin trong lý lịch và xác minh độ chính xác của nó. Lắng nghe cẩn thận cách mỗi ứng viên trả lời câu hỏi và quan sát xem thái độ của họ có chủ động và chuyên nghiệp hay không.
- Trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng, hãy để những đại điện hoặc một số nhân viên chủ chốt (đặc biệt là những người sẽ làm việc với những nhân viên mới này) phỏng vấn lại các ứng viên. Đừng vội vã ra quyết định. Chọn người tốt nhất cho công việc là cực kỳ quan trọng với thành công của tổ chức.
Đào tạo nhân viên mới
Khi bạn đã thuê được nhân viên mới, bước tiếp theo là đào tạo người đó. Bạn phải đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và chi tiết về những điều bạn mong muốn ở họ. Mục tiêu là đào tạo nhân viên này thực hiện được nhu cầu của tổ chức.
Việc đào tạo bao gồm:
- Cho phép nhân viên thời gian đọc trước để làm quen trước với những tài liệu hàng ngày hoặc tài liệu tham khảo về công việc của tổ chức.
- Làm mẫu để xem bạn sẽ thực hiện công việc đó như thế nào. Sau đó, đề nghị họ làm lại dưới sự giám sát để chắc chắn rằng họ hiểu. Hãy nói rõ những điều bạn muốn từ họ.
- Đừng áp đặt họ. Có một chương trình đào tạo mà để cho nhân viên tự "tiêu hoá" các thông tin và nhiệm vụ chậm mà chắc còn hơn là bắt họ phải nhớ tất cả trong ngày đầu tiên.
- Đào tạo để nhân viên của bạn dần dần làm tốt công việc hơn.
Xây dựng một môi trường làm việc tốt nhất
Cố gắng mang lại cho nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất cả về tinh thần lẫn vật chất, bao gồm:
- Thiết lập một môi trường mà thoải mái về mặt cơ sở vật chất - không gian sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.
- Thiết lập những mục tiêu có thể thực hiện được. Nếu bạn hối thúc nhân viên mạnh quá, họ sẽ tức giận. Một cách để khiến nhân viên tập trung là họp nhanh vào buổi sáng và vạch ra những việc phải làm trong ngày hôm đó.
- Bồi dưỡng một thái độ nơi mọi người làm việc vì lợi ích của tổ chức vì chính họ cũng được hưởng những lợi ích đó.
- Duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên. Hạn chế xung đột giữa quản lý và nhân viên.
- Khen ngợi nhân viên khi họ làm việc tốt.
- Tổ chức các cuộc họp thường xuyên để nhân viên được thông báo về các hoạt động mà tổ chức đang tiến hành.
Các chương trình thúc đẩy nhân viên
- Thiết lập một động cơ nhóm hơn là động cơ cá nhân. Bằng cách này, mọi người sẽ thu được lợi ích cho thành công của tổ chức và họ sẽ khuyến khích và thúc đẩy nhân viên khác làm việc tốt.
- Đưa ra đánh giá thường xuyên về cách làm việc của nhân viên bao gồm cả những gì họ phải cải thiện để tiến bộ hơn. Cân bằng giữa lời phê bình và lời khen.
- Làm cho tổ chức của bạn thành một nơi mà mọi người muốn làm việc, nghĩa là đảm bảo rằng bạn khen ngợi nhân viên vì làm tốt bằng mức tiền thưởng hợp lý, cơ hội thăng tiến cũng như quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi và những kỳ nghỉ để giải toả căng thẳng cho họ.
Theo NGUYỆT ÁNH - Lanhdao.net, Theo Allbusiness
0 ý kiến:
Post a Comment