Ai trong chúng ta đôi khi đã từng có ngày làm việc căng thẳng hoặc trong thời gian dài luôn cảm thấy mệt mỏi và không hạnh phúc với công việc của mình.
  • Làm thế nào để nhận biết được đó là sự chán nản thường xuyên, không phù hợp với vị trí công việc đảm nhiệm hay đó đơn thuần là do áp lực công việc hàng ngày phải gánh chịu?
  • Làm thế nào để bạn biết được thời điểm hợp lý để mình sẵn sàng thay đổi công việc mới?
  • Và làm thế nào để bạn có thể vượt qua thời kỳ chuyển tiếp này một cách nhẹ nhàng nhất?
Thất nghiệp, theo nghĩa tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai và phá vỡ cuộc sống cá nhân hiện tại của bạn và trong một số tình huống không mong muốn còn có thể tồi tệ hơn thế.“Tôi đã chứng kiến rất nhiều người phải gánh chịu một cuộc sống bất hạnh với thực tế thất nghiệp của họ” Leonard Schlesinger, chủ tịch của học viện Babson, đồng tác giả của cuốn sách – Chỉ cần bắt đầu: Hành động, Chấp nhận mạo hiểm, Kiến tạo tương lai (Just Start: Take Action, Embrace Uncertainty, Create the Future) nói. Thế nên thực tế rằng sẽ dễ dàng với một số người khi quyết định ở lại công ty cũ và tiếp tục công việc chán ngắt, lặp đi lặp lại hàng ngày hơn là việc bứt phá và kiếm tìm con đường mới cho riêng mình. Ông Daniel Gulati – một doanh nhân về công nghệ, đồng tác giả của cuốn sách Đam mê và mục đích: Câu chuyện từ những nhà lãnh đạo trẻ tốt nhất và sáng giá nhất trong kinh doanh (Passion & Purpose: Stories from the Best and Brightest Young Business Leaders)cho rằng: “Qua thời gian, hầu hết mọi người thường có xu hướng ì và ở lại quá lâu trong một vị trí công việc mà công việc đó chẳng hề phù hợp với mình do cảm giác bất an sau một thời gian dài bị thói quen an nhàn tại một công ty ảnh hưởng”. Lời khuyên là, bạn đừng bao giờ để cho mình bị mắc kẹt và lún sâu vào suy nghĩ quen thuộc ấy của người khác. Dưới đây là một số gợi ý có hiệu quả để bạn quyết định làm thế nào trước khi can đảm ký đơn xin nghỉ việc rồi vững bước tiếp tục trên con đường sự nghiệp của mình:
Nhận biết các dấu hiệu:
Trước tiên, bạn hãy tự mình nhận ra xem bản thân có đang dần cảm thấy thiếu hứng thú với vị trí hiện tại, với công ty hay là với các công việc thường ngày mà bạn chịu trách nhiệm. “Khi mọi người hỏi tôi đại loại điều này sẽ như thế nào thì câu trả lời chung nhất của tôi là tôi yêu những việc mà tôi đang làm và có nghĩa rằng tôi sẽ không bao giờ chán nó, cảm thấy thoải mái với nó mỗi ngày” Schlesinger nói. Đây sẽ là một số những dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không bình thường đáng để bạn phải lưu ý:
  • Bạn tiếp tục hứa hẹn với chính mình rằng bạn sẽ bỏ việc nhưng mãi mà bạn vẫn chưa thực hiện được điều đó. Gulati cho rằng khi bắt đầu có những suy nghĩ hoài nghi hay sự đấu tranh như vậy thường là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó.
  • Bạn thực sự không muốn thực hiện những công việc được sếp giao. Nếu bạn không thể chịu được các ý tưởng hoặc sự áp đặt trong công việc từ người quản lý của mình thì chắc chắn rằng bạn cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng hơn về những gì có thể xảy đến tiếp theo. Gulati nhận thấy “Những người bạn đồng nghiệp dù kém cỏi hơn bạn nhưng nếu biết cách họ sẽ dễ dàng vượt qua áp lực công việc, được lòng sếp hơn bạn; điều đó lại càng khiến bạn cảm thấy không thoải mái và bất mãn với công việc của mình hơn”
  • Bạn luôn cảm thấy kém hiệu quả, không thể hiện được hết năng lực của mình trong công việc. Nếu bạn liên tục cố gắng để đạt được kết quả tốt hơn rồi mà bạn vẫn luôn rơi vào trạng thái của người thiếu năng lực; bạn nghĩ mình cần có thêm thời gian để rèn luyện hơn nữa hoặc đôi khi bạn cho rằng đó là một sự kỳ vọng quá cao từ sếp hay đồng nghiệp chăng. Schlesinger cảnh báo rằng đôi khi bạn đang cố gồng mình để thực hiện một nhiệm vụ quá lớn, thậm chí là không thể với kỹ năng, kinh nghiệm hay khả năng giới hạn hiện có của bạn.
Nếu như bạn nhận thấy một trong số những dấu hiệu này ở mình hay thậm chí cả những vấn đề khác nghiêm trọng hơn nữa thì hãy chú ý vì có lẽ đã đến lúc để bạn tự hỏi bản thân mình rằng liệu chi phí cơ hội của việc tiếp tục với công việc hiện tại có đáng để bạn đầu tư và chấp nhận nó hay không. Đó có thể là cái giá mà bạn phải đánh đổi, nhưng liệu có đáng không khi những cơ hội khác của bạn bị mất mà nó còn ảnh hưởng ngược lại đến cảm xúc của bạn nữa.
Xem xét kỹ tất cả các yếu tố ảnh hưởng từ những người xung quanh:
Để chắc chắn hơn với quyết định ra đi của mình thì bạn nên có một vài thăm dò nhỏ hơn là tự tin vào những nhận thức của cá nhân bạn trong vấn đề này. Schlesinger cho rằng “Sẽ là tốt hơn nếu bạn dựa vào thông tin thu thập được trong quá trình tương tác với mọi người xung quanh, hơn là chỉ dựa vào góc nhìn từ chính bản thân mình”. Ông cho rằng những buổi trò chuyện thân mật với sếp về suy nghĩ, cảm nhận cũng như khả năng thăng tiến của bạn trong công việc sẽ thực sự rất hữu ích. Nếu bạn nghĩ người quản lý của bạn sẽ không bao giờ thích thú với những buổi nói chuyện kiểu này thì Gulati khuyên rằng bạn nên nhìn thẳng vào bảng đánh giá kết quả công việc trong 2 năm gần nhất để đưa ra lựa chọn. Ông nói “Bạn có để cho những lời bàn tán, đánh giá ảnh hưởng đến cảm xúc và năng lực làm việc của bạn hay không? Nếu đúng là năng lực thật sự của bạn ở mức thấp mặc cho sự cố gắng, nỗ lực tốt nhất thì có lẽ bạn đã muốn nghỉ việc trước khi gây nên bất kỳ một lỗi lầm nào đó rồi”. Bạn cũng có thể đánh giá  xem liệu công việc này có thực sự phù hợp với bạn hay không bằng cách giới hạn cho mình một khoảng thời gian nhất định khi nhận nhiệm vụ với sếp. Nếu một thời gian trôi đi mà bạn vẫn chưa thể hiện đủ tốt, thì có thể rằng người lãnh đạo cũng sẽ chẳng coi trọng những kỹ năng đang có của bạn; thì đó có lẽ là thời điểm bạn nên suy nghĩ đến việc tìm một công việc mới phù hợp hơn.
Nhận biết các rủi ro tiềm ẩn:
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn đã xem xét hết tất cả các yếu tố rủi ro có thể bị ảnh hưởng. Thậm chí ngay cả khi bạn biết mình đang làm một công việc không phù hợp, vẫn có những rủi ro nhất định khi bạn đưa ra quyết định mạo hiểm đó. Bạn có thể đánh mất các mối quan hệ hiện tại mà bạn đang có, mất thu nhập cơ bản cần thiết hay một khiếm khuyết nhất định trong hồ sơ cá nhân của bạn. Theo Gulati, trong suốt cuộc đời, mọi người thường có khoảng 10 lần thay đổi công việc, trung bình 4 năm 1 lần. “Nếu nhiều hơn thế, các công ty sẽ bắt đầu nhìn bạn như một người thiếu năng lực, phải thay đổi công việc thường xuyên” Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cụ thể và uy tín nghề nghiệp của bạn trong tương lai. “Vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng nếu như bạn tìm thấy được một công việc yêu thích, phù hợp với năng lực cá nhân nhưng lại không thể bước một chân vào đó vì cái lý lịch “đáng ngưỡng mộ” đó của bạn”.
Luôn hướng đến một cái gì đó ở phía trước:
Bạn có thể giảm nhẹ một số rủi ro bằng cách quyết định những gì tiếp theo trước khi bạn bỏ việc. Cả 2 chuyên gia đều đồng ý rằng sẽ là tốt hơn nếu như bạn có ít nhất một quyết định mơ hồ nào đó về những điều bạn muốn làm, nếu đó chưa phải là một bản kế hoạch đầy đủ nhất. Gulati nhấn mạnh rằng “Mọi người chỉ nên đưa ra quyết định khi đã có một cái nhìn lạc quan nhất định và suy nghĩ chín chắn; không nên chỉ dựa vào cảm xúc nhất thời hoặc những suy nghĩ tiêu cực nào đó. Nếu bạn thực sự chán ngấy những gì bạn đang làm, bạn nên bỏ đi trước khi bạn xác định đó là cơ hội cho tương lai của mình ở đây”. Scheslinger cho biết thêm “Tôi sẽ không bỏ đi khi chưa có bất kỳ một kế hoạch cụ thể nào, cho dù ít nhất thì đó cũng phải là một số những ý tưởng thú vị về công việc tiếp theo hay một chiến lược có hoạch định cho một cái gì đó”. Tất nhiên rằng điều đó lúc nào cũng có thể xảy ra. “Rất nhiều người vẫn có thể kết thúc bất cứ lúc nào, chấm dứt ngay điều không mong muốn, đặc biệt là khi họ có khả năng về tài chính và an toàn cho tương lai của mình trong một khoảng thời gian dài” Gulati nói.
Đừng bao giờ để bị lạc lối:
Bạn có thể nghĩ đến việc nói với sếp cho phép mình đảm nhận một công việc nào đó và quyết tâm thực hiện nhưng đó sẽ chỉ mang đến những kết quả ngắn hạn và có thể hủy hoại cả tương lai của bạn nữa. “Không gì tồi tệ hơn việc bạn để cho mọi việc trở nên ngày càng xấu đi. Bạn rời đi cũng quan trọng như lúc bạn đến, thế nên là đừng gây nên bất kỳ một hậu quả đáng tiếc nào”, Schlesinger nói. Hãy bàn bạc thật kỹ với những người thân của bạn: vợ/chồng, con cái hoặc bạn bè của bạn, hay đôi khi cần thiết là lấy lời khuyên từ những người cố vấn hoặc ông chủ trước xem sao. Và quan trọng hơn hết là, Schlesinger đề nghị, “Hãy nhìn vào mọi vấn đề từ quan điểm của sếp để phán xét rồi suy nghĩ xem làm như thế nào để có thể giao tiếp và nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh trong mọi hoàn cảnh”. Gulati cũng đồng ý rằng “Một khi bạn đã quyết định rời bỏ công việc này thì hãy để ngày cuối cùng trong tâm trí mình thật thoải mái và thực hiện theo đúng các thủ tục của tổ chức”
Hãy nhớ thật kỹ một số nguyên tắc sau:
Nên:
  • Tự hỏi bản thân xem liệu mình có thể làm tốt được công việc này hay không, thậm chí khi bạn có thể, hãy cân nhắc cái giá mà bạn phải trả cho nó.
  • Tiến hành một số thử nghiệm để đánh giá tình hình hiện tại của bạn.
  • Dành chút thời gian để suy nghĩ về những gì bạn mong muốn làm tiếp theo trước khi bạn nghỉ việc.
Không nên:
  • Ở lại nếu bạn không muốn tiếp tục công việc mà hàng ngày sếp giao cho bạn – bạn cần phải có một tầm nhìn rõ ràng hơn cho kế hoạch tương lai của mình.
  • Làm quá lên sự không hài lòng mà bạn cảm thấy trong công việc – nó có thể hủy hoại thanh danh của bạn bất cứ lúc nào.
  • Bỏ đi thói quen chuyên nhảy việc của bạn – đó có thể là dấu hiệu bị mất điểm  trong hồ sơ xin việc của bạn về sau.
Trường hợp #1: Đánh giá đúng chi phí cơ hội của việc đi và ở
Adam Park (không phải tên thật) đầu quân cho Goldnam Sachs, văn phòng tại Hồng Kông vào đầu năm 2007. Adam rất đam mê với công việc hiện tại, đã có kinh nghiệm lâu năm và hy vọng sẽ được trau dồi, nâng cao thêm các kỹ năng từ những người đi trước. Vào cuối năm 2008, tuy nhiên mọi việc đều thay đổi.
Cuộc khủng hoảng tài chính buộc các công ty phải cắt giảm mọi chi phí ở thời điểm đó. Adam đã rất may mắn thoát được trong vòng đầu tiên “tinh giảm biên chế” và được đánh giá là một nhân sự tốt; tuy nhiên mọi chuyện cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. “Bạn đi ra ngoài ăn trưa và khi trở về thì người đồng nghiệp bên cạnh bạn cũng đã ra đi”. Adam cảm thấy dường như việc này được đánh giá không hợp lý cho lắm. “Một người đồng nghiệp đã làm việc ở công ty trong vòng 20 năm và cũng bị đá đi như những người khác”. Sau vòng tinh giảm đầu tiên, các cấp lãnh đạo nói rằng những người còn lại trong bộ phận của mình sẽ được giữ lại vì hiện tại họ sẽ là những người tốt nhất của công ty. Nhưng sau đó một vài tháng, một số người trong số đó cũng tiếp tục bị sa thải. Và đó vẫn là thời điểm Adam được giữ lại. “Tôi nhớ mình đã từng nghĩ – “Wow, tôi cũng chưa phải là người quan trọng nhất để có thể được giữ lại mãi mãi. Không ai trong chúng ta biết trước được điều gì cả”. Và đó là một thời điểm vô cùng khó khăn khi mất việc, điều đó đã khiến anh ấy vẫn phải tiếp tục chịu đựng công việc hiện tại thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, khi đó anh đã bắt đầu để mắt tìm cho mình những cơ hội khác ở môi trường xung quanh nhiều hơn.
Sau đó vào một ngày, khi Adam đang trên đường đến phòng tập gym sau giờ ăn trưa, anh nhìn thấy một cậu bé bị lạc mất mẹ của mình. Khi cảnh sát nhờ anh giúp xác định vị trí của cậu bé ở đâu thì suy nghĩ đầu tiên chợt lóe lên trong đầu anh là “Tôi không có thời gian cho việc này”. Cho dù sau đó, Adam vẫn giúp cậu bé tìm mẹ, nhưng rồi tự nhiên anh nghĩ đến phản ứng đầu tiên của mình vào  lúc đó “Tôi đã từng không phải là người như vậy 2 năm về trước: một người nào đó quá bận rộn đến mức từ chối giúp đỡ một người phụ nữa tìm lại đứa con của mình. Điều gì đã xảy ra với tôi vậy?”. Và chính suy nghĩ này đã khiến Adam nghĩ lại và càng quyết tâm hơn cho quyết định nghỉ việc của mình. Cái giá để đánh đổi nó quá lớn. Và ngay sau khi nhận được tiền thưởng của kỳ tiếp theo anh ấy đã quyết định chấm dứt công việc hiện tại của mình. Anh ấy đã không tìm được một công việc thích hợp ngay sau đó (14 tháng sau, anh ấy đã tiếp nhận công việc mới cho bộ phận pháp lý ở một ngân hàng khác) nhưng thay vào đó anh ấy có nhiều thời gian hơn để đi du lịch, thăm hỏi bạn bè và gia đình hơn. “Đó là một quyết định đúng đắn nhất từ trước đến giờ mà tôi từng làm”, anh nói.
Trường hợp #2: Tự đặt cho mình một câu hỏi
Amal Kapur (không phải tên thật) đã làm việc tại một công ty tư vấn quản lý toàn cầu ở vị trí cấp cao trong thời gian một năm rưỡi khi anh bắt đầu suy nghĩ đến việc có nên tiếp tục ở lại. Anh đơn giản chỉ cảm thấy không còn hứng thú với công việc hiện tại của mình nữa. “Đây không phải là một suy nghĩ nhất thời theo thời gian mà tôi đã thực sự nghĩ về vai trò của mình và liệu công ty có còn là nơi phù hợp để tôi tiếp tục theo đuổi”, Amal chia sẻ. Anh ấy đã cố gắng nghĩ về tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của mình: tài chính, cơ hội trong công việc, căn bằng giữa công việc/cuộc sống, khả năng thăng tiến … – nhưng vẫn không thể tìm ra được đâu là điều có ý nghĩa nhất với anh lúc đó.
Rồi sau đó, người thầy của anh đã hướng dẫn anh trả lời một câu hỏi duy nhất: “Con cần công việc này để làm gì?” Amal đã nhận ra rằng anh muốn có một công việc để làm bàn đạp, chuẩn bị cho kế hoạch mở doanh nghiệp riêng của mình. Chính vì vậy, Amal cần phải tích lũy đủ kinh nghiệm tổ chức và cơ hội được lãnh đạo; mà đó lại là những điều anh không thể có được nếu tiếp tục với vị trí công việc hiện tại của mình. Chính vì thế, anh quyết định tìm một vị trí công việc mới, tập trung vào các kỹ năng mà anh cần phát triển hơn. Amal đã bắt đầu tìm kiếm một công việc khác trong thời gian vẫn đảm đương nhiệm vụ cũ, nhưng điều đó thực sự cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ thời gian anh dành cho công việc. Anh cảm thấy rủi ro lớn nhất của mình lúc đó là ảnh hưởng về tài chính, nhưng cuối cùng anh nghĩ mình vẫn còn có thể sống được trong một vài tháng tới. Và thực sự thì anh không muốn mình bị mắc kẹt mãi như thế nữa. “Một thời gian dài tôi bị mắc kẹt trong một vị trí không rõ ràng, không đáp ứng được mong muốn của mình, cảm giác thất vọng, trì trệ khiến tôi không có khả năng hành động và đưa ra quyết định dứt khoát. Để rồi cuối cùng tôi đã dám đặt cược với chính mình và tin rằng mình sẽ không chỉ đi tìm một công việc mà đó là cả một sự nghiệp đang chờ đón tôi ở phía trước” anh nói. Và sau đó, chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi, Amal đã bắt đầu ở một vị trí mới trong một công ty truyền thông nhỏ.

Theo AMY GALLO | HAVARD BUSINESS REVIEW

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top