Giới thiệu

Khi nói đến ẩm thực Việt, người ta không khỏi nhắc đến món bánh xèo – món bánh thân thuộc với cả ba miền, gần gũi trong từng bữa ăn của người Việt Nam. Bánh xèo được biến tấu ở từng miền, phù hợp với khẩu vị mỗi nơi. Có bánh xèo miền Trung với hình tròn nhỏ, không dày lớp nhân, có bánh xèo miền Bắc với lớp nhân có thêm củ đậu thái sợi, có bánh xèo miền Nam hấp dẫn trong nước chấm chua ngọt đậm đà…

Mở một quán bán bánh xèo với không gian được đầu tư đúng tầm và đặc biệt món bánh được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hương vị ngon, trình bày hấp dẫn, chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều khách đến thưởng thức.
Điều kiện khởi nghiệp
-         Vốn
Tùy khu vực, nếu bạn khởi nghiệp tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu: từ 50 triệu trở lên, vốn đầu tư sẽ trang trải các chi phí:
+    Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng tháng đầu tiên;
+    Chi phí sửa chữa mặt bằng và mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán;
+    Dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên
-         Con người
+    Tuyển người: nếu quy mô nhỏ, bạn cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn đầu, chỉ cần 4-5 người là có thể làm được bao gồm: bếp, phục vụ, rửa chén, tính tiền.
+    Quản lý: ban đầu bạn nên trực tiếp phục vụ, đổ bánh hay tính tiền để nắm rõ tình hình hoạt động của quán, từ đó có những điều chỉnh thích hợp về khẩu vị, giá bán, dịch vụ…, khi quán đi vào hoạt động ổn định và có thể phát triển, bạn có thể tuyển Quản lý để thực hiện theo đúng những việc bạn đã thực hiện hiệu quả trước đây.
-         Pháp lý: sau khi đã thuê mặt bằng, bạn có thể đến phường, xã nơi bạn dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh. Với hình thức cơ sở kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoán (Cơ quan thuế sẽ đến thu)
-         Lợi thế
+    Nếu bạn có năng khiếu về nấu ăn thì việc kinh doanh mô hình này sẽ gặp nhiều thuận lợi. Việc thuê nhân viên cần phải kỹ lưỡng, vì nó quyết định sự thành bại của bạn.
+          Địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng khi mở quán, nó quyết định giá bán, số lượng khách hàng có thể đạt đến. Quán bánh xèo nên mở gần trường học, công ty, công sở, khu dân cư.
Yêu cầu chuyên môn
-           Lập kế hoạch kinh doanh:
+          Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.
+          Đưa ra những yếu tố khác biệt của quán của bạn so với những nơi khác, chọn địa điểm kinh doanh, giá bán phù hợp
+          Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.
-           Kiến thức, kỹ năng chuyên môn
+          Bạn nên am hiểu về ẩm thực, đặc biệt nghiên cứu kỹ về bột bánh, cách đỗ bánh xèo sao cho mỏng và giòn;
+          Phương pháp làm bánh xèo không khó, nhưng để đổ 1 cái bánh xèo lớn, mỏng và giòn, đòi hỏi người làm phải có tay nghề.
+          Thông thường, người ta đưa lò đổ bánh ra bên ngoài, nhằm thu hút khách hàng và luôn đảm bảo bánh nóng và giòn khi ăn.
+          Bánh xèo có thể đổ với nhiều loại nhân khác nhau như: thịt heo, tôm, thịt gà, chả, giá sống, nấm kim chi…
+         Nước chấm và rau sống cũng hết sức quan trọng. Khi ăn, người ta dùng rau xà lách, cải bẹ xanh cuốn với bánh cùng với một ít rau thơm.
             +          Nước chấm thường dùng là nước chấm chua ngọt, người Nam thường pha nước mắm có tỏi, ớt, nước mắm và nhiều đường.
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực, quản lý nhà hàng, quán ăn... sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình khởi nghiệp.
Bí quyết gia truyền
Đây là yếu tố không phải ai muốn cũng có thể có, tốt nhất là các bạn tự nghiên cứu, học hỏi từ những người đi trước hoặc lắng nghe những nhà tư vấn.
Nơi đào tạo và tư vấn:
-         Bạn có thể học hỏi từ các mô hình các quán bánh xèo tại Sài Gòn như: Bánh Xèo Ăn là Ghiền, Bánh xèo Mười Xiêm,..
-         Có thể học nghề từ những người Thầy dạy nghề quán ăn, nhà hàng.

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top