1.  GIỚI THIỆU
Khác với khoảng 3-5 năm về trước thì người dân thường mua trái cây ở các chợ do độ phủ của các chợ nhỏ, chợ tự phát trong khu dân cư tương đối dày. Tuy nhiên có một vấn đề khiến người mua luôn cảm thấy e ngại đó là nguồn gốc của các loại trái cây được bày bán. Khi siêu thị bắt đầu khuếch trương về số lượng lẫn chất lượng, người mua bắt đầu tìm đến những nơi này nhờ vào sự tin tưởng qua kiểm định chất lượng đầu vào. Nắm bắt được tâm lý của khách hàng, một số cửa hàng trái cây ra đời với việc kinh doanh đủ các mặt hàng trái cây, đồng thời có xuất xứ nguồn gốc để tạo sự tin tưởng nơi người mua.
  
Trái cây là nguồn thực phẩm bổ sung nhiều Vitamin cho cơ thể con người nên được tiêu thụ khá thường xuyên trong các gia đình. Ngoài ra, trái cây còn là quà biếu không thể thiếu trong các dịp đi thăm người ốm, thăm bạn bè, thăm người bệnh…
2.  ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP
-         Vốn:
o   Vốn đầu tư ban đầu: từ 50 triệu, gồm:
+    Chi phí mặt bằng: ký hợp đồng ít nhất 1 năm. Diện tích từ 30 m2
+    Chi phí cho quầy, kệ,  hệ thống làm mát;
+    Chi phí mua trái cây;
+    Chi phí cho việc thuê 1-2 nhân viên trong 2-3 tháng. Tuy nhiên nếu cửa hàng nhỏ thì bạn có thể vừa bán hàng, vừa quản lý để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu;
+    Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh
o   Thời gian chuẩn bị: khoảng 2 tuần- 1 tháng
-         Nhân viên (nếu có):
+    Cần tuyển người có kỹ năng bán hàng, siêng năng;
+     Cần hướng dẫn nhân viên cách giao tiếp với khách hàng với thái độ thân thiện, vui vẻ
+    Có sự trao đổi trung thực về lợi ích của nhân viên nếu họ gắn bó và trung thực với công việc làm
-         Pháp lý:
+          Chỉ cần đến ủy ban nhân dân phường để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán
-         Tiêu chí thành công:
o   Địa điểm:
+    Chọn mặt bằng gần khu dân cư, khu nhà trọ hoặc trường học;
+    Gần công sở văn phòng, gần bệnh viện.
o   Sản phẩm, dịch vụ:
+    Trái cây cần bảo quản tốt, luôn luôn tươi, ngon, cần phải chọn lựa kỹ khi nhập hàng;
+    Dịch vụ bán hàng tốt, giá cả hợp lý.
3. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN
-         Lập kế hoạch bán hàng: gồm các khoản mục
+    Nghiên cứu và khảo sát đặc điểm về nhu cầu sử dụng trái cây của người dân như trái cây ngoại, mẫu mã đẹp thường dùng để tặng, biếu khách hàng;
+      Nghiên cứu nhu cầu của thị trường quanh khu vực bán hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh;
+     Xác định đối tượng khách hàng: bình dân hay trung lưu, học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng,…
+      Mục tiêu bán hàng: dự trù doanh thu, chi phí , lợi nhuận hàng tháng;
+     Cách quảng cáo, thu hút khách hàng bằng các bảng hiệu, trưng bày hấp dẫn, bắt mắt, …
-    Kỹ năng và chuyên môn:
+    Quan sát và hỏi thăm nhận xét của khách hàng đối với các loại trái cây nội, ngoại, loại nào khách hàng ưa chuộng nhất… trong giai đoạn đầu để có thể nhập hàng để bán phù hợp;
+    Hiểu biết cách bảo quản trái cây, các loại vitamin trong từng loại trái cây hoặc công dụng của trái cây để có thể tư vấn cho khách hàng. Ngoài việc mua cho gia đình, khách hàng còn mua để cúng kiếng, biếu, hoặc đi thăm bệnh… tùy từng mục đích mà người bán gợi ý cho khách hàng loại trái cây phù hợp
+    Chú ý đến bao bì: Nên có giỏ tre, túi giấy để giúp khách hàng gói quà tặng, thăm bệnh
+    Giao tiếp: khách hàng thường lưu tâm đến thái độ bán hàng của người chủ tiệm hoặc nhân viên. Do đó, cần thể hiện sự nhiệt tình, vui vẻ khi bán hàng
-         Kinh nghiệm: 
+    Kinh nghiệm chọn lựa trái cây, thời gian trái cây giữ xanh- chín để có thể bán nhanh, hoặc thanh lý nhanh các loại không thể để lâu
+    Bảo quản trái cây ở nhiệt độ thích hợp để giữ tươi, hoặc không làm chúng quá lạnh, hư thối
+    Vận chuyển trái cây tránh va dập
-     Nơi cung cấp nguyên vật liệu bảo quản trái cây như Chợ Kim Biên
-     Nơi nhập hàng hóa: chợ nông sản Bình Điền, chợ đầu mối Nông sản Tam Bình- Thủ Đức…

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top