1. GIỚI THIỆU

Nhu cầu làm đẹp là nhu cầu không thể thiếu, các trung tâm chăm sóc da, spa… liên tục xuất hiện để phục vụ cho việc làm đẹp cho khách hàng. Song song đó, khách hàng cũng có nhu cầu tự làm đẹp tại nhà. Mỹ phầm đã đáp ứng những nhu cần thiết này cho khách hàng. Việc sử dụng mỹ phẩm không chỉ để làm đẹp mà còn có nhiều tác dụng khác trong việc chăm sóc sức khỏe cơ thể.
Kinh doanh mỹ phẩm cần đến sự am hiểu về cách sử dụng mỹ phẩm, cách bảo dưỡng từng loại da mặt, màu da… vì thế việc kinh doanh mặt hàng này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn ngoài việc cạnh tranh trên thị trường.

2. ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP
-         Vốn:
o   Vốn đầu tư ban đầu: 100-200 triệu, gồm:
+    Chi phí mặt bằng: ký hợp đồng ít nhất 1 năm. Diện tích từ 30 m2
+    Chi phí cho quầy, tủ kiếng, gương soi, bàn ngồi tư vấn…
+    Chi phí mua hàng ban đầu do không thể mua hàng gối đầu trong những lần đầu tiên
+    Chi phí cho việc thuê 1-2 nhân viên trong 2-3 tháng. Tuy nhiên nếu cửa hàng nhỏ thì có thể chủ nhân vừa có thể bán hàng, vừa quản lý để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu
+    Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh
o        Thời gian chuẩn bị: khoảng 1 tháng
-         Nhân viên (nếu có):
+    Cần tuyển nhân viên am hiểu về chăm sóc sắc đẹp, biết sử dụng nhiều loại mỹ phẩm;
+    Có khả năng giao tiếp;
+    Có làn da đẹp và yêu thích công việc làm đẹp
-         Pháp lý:
+    Chỉ cần đến Ủy ban nhân dân phường, nơi kinh doanh để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán
-         Lợi thế:
+    Địa điểm: Chọn vị trí mặt tiền, gần các văn phòng hoặc trường học
3. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN
-          Lập kế hoạch bán hàng: gồm các khoản mục
+    Nghiên cứu nhu cầu của thị trường quanh khu vực bán hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh;
+    Mục tiêu bán hàng: dự trù doanh thu, chi phí , lợi nhuận hàng tháng;
+    Cách quảng cáo, thu hút khách hàng bằng các bảng hiệu, website (nếu có thể), …
-         Kỹ năng:
+    Quản lý trưng bày và ghi nhớ các mặt hàng mà bạn kinh doanh: việc sắp xếp gọn gàng, logic sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian tìm kiếm cũng như kiểm kê định kỳ
+    Giao tiếp: khách hàng thường lưu tâm đến thái độ bán hàng của người chủ tiệm hoặc nhân viên. Do đó, cần thể hiện sự nhiệt tình, vui vẻ khi bán hàng
+    Một số loại mỹ phẩm thường gây dị ứng do đó nhân viên cần xử lý tốt những tình huống như vậy để không làm mất uy tín cửa hàng. Ví dụ có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng một loại mỹ phẩm khác để chống dị ứng, hay liên hệ một số trung tâm, bệnh viện… để được chẩn đoán phù hợp
-         Kinh nghiệm: 
+    Bạn phải am hiểu về việc sử dụng các loại mỹ phẩm; cách sử dụng mỹ phẩm như dưỡng da ban đêm, loại hoạt chất nào có lợi cho da, loại nước hoa nào thích hợp với người có cá tính mạnh mẽ, hay nữ tính…
+   Cũng cần có kinh nghiệm về các loại mỹ phẩm dành cho nam giới, trẻ em, người lớn tuổi… vì khách hàng thường bối rối không biết lựa chọn sản phẩm nào phù hợp
Hỗ trợ tư vấn: trang web www.huongnghiep.com.vn
-     Nguồn hàng:
+    Kinh doanh các loại mỹ phẩm ngoại nhập: chợ An Đông, Saigon Square, Linhperfume, Thegioinuochoa…
+    Một số công ty, cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước như: Thorakao, Mỹ phẩm Sài Gòn,…
+    Một số nhãn hiệu mỹ phẩm nước ngoài có nhà máy sản xuất hoặc có trung tâm phân phối tại Việt Nam: Debon, O’lay, Clean & Clear, The Faceshop…

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top