Muốn tăng trưởng và phát triển, mỗi công ty cần phải có những chiến lược phát triển riêng, được gọi là chiến lược cấp công ty.
Quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty có thể được biểu diễn:

Tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh trên thị trường trong nước => Hội nhập dọc hoặc mở rộng thị trường ra bên ngoài, toàn cầu hoá hoạt => Mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực kinh doanh mới.

Chiến lược cấp công ty là hệ thống những chiến lược ổng quát, có thể áp dụng cho các công ty đơn ngành hoặc đa ngành sản xuất – kinh doanh các sản phẩm hoặc các dịch vụ trên thị trường trong nước hoặc thị trường đa quốc gia.

Những chiến lược này đã được áp dụng phổ biến ở các tập đoàn, các công ty của các nước phát triển trên thế giới từ những năm 1980 và trong thập niên 1990 vừa qua.

Tuỳ theo đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp và sức hấp dẫn của các ngàn kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao cần lựa chọn các chiến lược cho từng ngành thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài. Trong thực tế, đối với doanh nghiệp, những chiến lược cơ bản mà các nhà quản trị có thể lựa chọn bao gồm:


Các chiến lược tăng trưởng

Chiến lược tăng trưởng là những giải pháp định hướng có khả năng giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh số và lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh cao hơn hoặc bằng với tỷ lệ tăng trưởng bình quân ngành.

Chiến lược này gắn liền với mục tiêu tăng trưởng nhanh hoặc tăng trưởng ổn định. tuỳ theo đặc điểm môi trường từng ngành kinh doanh, sự tăng trưởng có thể đạt được bằng nhiều chiến lược khác nhau. Một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể chọn:

Chiến lược tăng trưởng tập trung

Chiến lược tập trung tăng trương là chiến lược chỉ chú trọng phát triển một lĩnh vực kinh doanh để khai thác những cơ hội sẵn có về những sản phẩm đang sản xuất ở thị trường hiện tại.

Ba nhóm chiến lược tập trung là: Chiến lựoc thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm (sẽ được trình bày ở phầm sau)

Chiến lược tăng trưởng phối hợp

Chiến lược tăng trưởng phối hợp là việc công ty tự đảm nhiệm luôn cả khâu cung cáp nguyên liệu hoặc khâu phân phối sản phẩm.
Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá

Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá là một chiến lược phát triển công ty trong đó một tổ chức mở rộng sự hoạt động của mình bằng cách bước vào một ngành công nghiệp khác

Chiến lược tăng trưởng ổn đinh

Chiến lược tăng trưởng ổn định là những giải pháp có khả năng giúp các doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận bằng với tốc độ phát triển bình quân của ngành. Chién lược này gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng ổn định.

Chiến lược hội nhập hàng ngang

Chiến lược hợp nhất : Là chiến lược kết hợp hai hay nhiều doanh nghiệp riêng lẻ lại thành một doanh nghiệp mới theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược mua lại : Đây là chiến lược mua lại toàn bộ, một hay một vài đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp khác để bổ sung vào các ngành hiện tại nhằm giá tăng thị phần hoặc tạo lợi thế cạnh tranh nhanh chóng trên thị trường.

Các liên minh chiến lược.

Chiến lược suy giảm là các giải pháp làm tăng doanh số và lợi nhuận của những đơn vị không còn lợi thế canh tranh và sức hấp dẫn trên thị trường kém những chiến lược suy giảm mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn theo các mức độ suy giảm từ ít đến nhiều gồm:

Chỉnh đốn : Là những giải pháp mang tính chiến lược tạm thời, giúp cho doanh nghiệp củng cố hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Mục tiêu của chỉnh đốn là tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao công suất máy móc thiết bị…hoặc thu hồi một phần vốn đầu tư của các đơn vị kinh doanh không còn hoạt động hiệu quả

Thu hồi vốn đầu tư hay loại bỏ : Là giải pháp bán một hay một vài đơn vị kinh doanh mà doanh nghiệp không thể quản lý tốt lâu dài nhằm tập trung các nguồn lực cho các đơn vị kinh doanh hiện tại khác hay đầu tư để phát triển các cơ hội thị trường hấp dẫn hơn.

Thu hoạch: Là giải pháp khai thác cạn kiệt các đơn vị kinh doanh không còn khả năng phát triển lâu dài nhằm tận thu những gì còn có thể bán được trong thời gian trước mắt. Tuỳ theo tình hướng cụ thể, mục tiêu của chiến lược thu hoạch mà có thể tối đa hoá vòng quay vốn lưu động, tiết kiệm các khoản chi, tận thu những gì còn có thể bán…

Giải thể : Là giải pháp chấm dứt sự tồn tại và bán tất cả các tài sản vô hình và hữu hình của đơn vị kinh doanh. Giải pháp này được thực thiện khi các nhà quản trị không thể thực hiện được các chiến lược điều chỉnh, thu hồi vốn đàu tư hay thu hoạch vốn đối với các đơn vị kinh doanh ở giai đoạn suy thoái, hoặc đơn vị kinh doanh không cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành, không có đủ nguồn lực để theo đuổi các chiến lược khác. Vì vậy phải chấp nhận giải thể hay thanh lý đơn vị kinh doanh.

Chiến lược điều chỉnh

Điều chỉnh các giải pháp tác nghiệp : Chiến lược này thực hiện khi các mục tiêu và các chiến lược hiện tại đều phù hợp và thích nghi với môi trường nhưng các chính sách và các chương trình hoạt động không mang lại hiệu quả như mong muốn. Điều chỉnh được tiến hành nhằm tăng năng suất lao động, phát huy sáng kiến cá nhân, tăng doanh số, lợi nhuận và thị phần các đơn vị kinh doanh.

Điều chỉnh cơ cấu tổ chức : Khi nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược của công ty thay đổi, cơ cấu tổp chức cần được đièu chỉnh một cách hợp lý. Cơ cấu tổ chức giôngs như một chiếc áo của doanh nghiệp, nếu chiếc áo quá rộng hoặc quá hẹp, các nhà quản trị cần tái thiết kế để nó luôn hỗ trợ cho việc hoàn thành các chiến lược của doanh nghiệp.

Điều chỉnh mục tiêu và các chiến lược hiện tại : Trong nhiều trường hợp, môi trường thay đổi liên tục làm cho các mục tiêu và chiến lược hiện tại không còn phù hợp, không đạt những kết quả như mong muốn. Vì vậy, các nhà quản trị cấp cao cần quyết định điều chỉnh các mục tiêu và chiến lược hiện tại của các đơn vị kinh doanh phù hợp với những diễn biến của môi trường.

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top