Dưới đây là 07 Nguyên tắc để đặt tên của hàng (theo báo TT & GĐ)
1. Đặt tên theo đặc trưng sản phẩm: Đây là nguyên tắc kinh điển hơn và đơn giản nhất. Nó sẽ thông báo với khách hàng chủng loại hàng hoá được bày bán. Điều này giúp cho khách hàng lựa chọn ngay được sản phẩm cần mua khi đang tìm kiếm. Ví dụ: Cửa hàng đồ uống giải khát, cửa hàng báo chí, cửa hàng vật liệu xây dựng.
2. Đặt tên theo địa danh, địa chỉ: Giúp cho khách du lịch, khách hàng ở nơi khác đến tin tưởng hơn vào uy tín sản phẩm. Ví dụ: Phở Hà Nội, Lụa Hà Đông… Nếu bạn đang sở hữu địa chỉ nhà dễ nhớ như 99, 222, 1.000… hãy tận dụng lợi thế này làm tên cửa hàng. Nó sẽ tạo ấn tượng đậm nét cho người mua, giúp họ dễ dàng định vị và tìm đến cửa hàng của bạn nhanh chóng.
3. Tên theo đặc điểm cửa hàng: Quán Cây Si, Cửa hàng lưu niệm Lá Me, cafe Góc Phố… là những cái tên nghe thật thân thiết. Chỉ một, hai lần đến, khách đã cảm thấy gần gũi, thân quen từ bao giờ. Ngay cả đặc điểm của chủ nhân cũng có thể trở thành thương hiệu như Anh Tú Béo, Bia hơi Chú Chín, Lẩu mắm Bà Sáu…
4. Tạo sự liên tưởng: Rất hợp lý khi bạn chọn những từ như Ấm áp mùa đông cho cửa hàng bán máy điều hoà không khí, hay Ánh sáng hồng cho cửa hàng ban bếp gas.
5. Cái tên kích thích sự tò mò: Điều này rất hữu hiệu khi bạn kinh doanh một sản phẩm mới hay muốn làm mới một sản phẩm cũ. Ví dụ: Hãy đặt tên BaĐuNo-BaĐuLa cho cửa hàng Bánh đúc nóng, bánh đúc lạc. Chắc chắn những cái tên nghe lạ tai này sẽ kích thích trí tò mò của khách hàng, nhất là giới trẻ ưa khám phá.
6. Đặt tên theo quy mô cửa hàng: Nếu kinh doanh một lượng hàng hoá lớn, phong phú về chủng loại, bạn có thể chọn những cái tên như siêu thị thuỷ tinh, thế giới đồ chơi… Nó hứa hẹn cho khách hàng một sự lựa chọn phong phú, dễ tìm được sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, cần tránh dùng những cái tên quá “kêu” này cho các cửa hàng nhỏ, bán lẻ vì sẽ gây tác dụng ngược. Khi khách thất vọng, họ sẽ chẳng bao giờ quay trở lại cửa hàng bạn lần thứ hai đâu.
7. Tránh hiểu sai ngữ nghĩa vùng, quốc gia… Điều này rất quan trọng khi cửa hàng bạn đón khách nước ngoài. Trước đây, đã có một kinh nghiệm xương máu khi một cửa hàng mỳ ăn liền lấy tên Mỹ Dung xuất khẩu ra nước ngoài. Kết quả, hàng bán lỗ nặng. Theo tiếng Anh, “dung” có nghĩa là phân. Nghe thế, ai còn dám ăn món này nữa?
0 ý kiến:
Post a Comment