Trong quá trình quản lý cửa hàng, cửa hàng trưởng phải xử lý các tình huống và ra các quyết định khác nhau. Vì tính chính xác của các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cửa hàng. Mục đích của bài viết này là cung cấp cho bạn đọc tính chất của quyết định quản trị và nắm rõ các vấn đề sau: 1. Khái niệm và phân loại quyết định quản trị. 2. Quy trình ra quyết định quản trị. 3. Hiểu và vận dụng được một số công cụ định lượng trong ra quyết định. 4. Nắm được những yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả của ra quyết định. Một quyết định có thể là một chọn lựa trong nhiều giải pháp. Quá trình ra quyết định là quá trình nhận ra các biện pháp có thể được sử dụng, chọn biện pháp phù hợp là hiệu quả, vì vậy phải hiểu rõ tình hình đang và sẽ xảy ra cũng như hậu quả của quyết định. Và đó là cả một khoa học và nghệ thuật. Do đó, Quyết định Quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra những đường lối và tính chất hoạt động của một đối tượng nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và đã chín muồi, trên cơ sở phân tích các qui luật khách quan đang vận động, chi phôi đối tượng và trên khả năng thực hiện của đối tượng. Phân loại quyết định quản trị: 1. Phân loại theo tính chất của vấn đề ra quyết định a. Quết định chiến lược: là những quyết định có tầm quan trọng, xác định phương hướng và đường lối hoạt động của cửa hàng. b. Quyết định chiến thuật: là những quyết định được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lớn bao quát một lãnh vực hoạt động. c. Quyết định tác nghiệp: là những quyết định giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn nghiệp vụ của các bộ phận. 2. Phân loại theo thời gian thực hiện: a. Quyết định dài hạn: là những quyết định được thực hiện trong khoảng thời gian hơn một vòng hoạch định. b. Quyết định trung hạn: là những quyết định được thực hiện trong khoảng thời gian dưới một vòng hoạch định. c. Quyết định ngắn hạn: là những quyết định được giải quyết tức thì, nhanh chóng. 3. Phân loại theo phạm vi thực hiện. a. Quyết định toàn cục: là quyết định có tầm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cửa hàng. b. Quyết định bộ phận: là những quyết định chỉ ảnh hưởng đến một hay vài bộ phận của của hàng. 4. Phân loại theo chức năng quản trị: a. Quyết định kế hoạch: liên quan đến phân tích xây dựng và lựa chọn phương án hay kế hoạch hoạt động. b. Quyết định tổ chức: liên quan đến xây dựng cơ cấu tổ chức hay vấn đề nhân sự. c. Quyết định điều hành: liên quan đến mệnh lệnh, khen thưởng, động viên hay cách thức giải quyết vấn đề. d. Quyết định kiểm tra: liên quan đến đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân hay biện pháp điều chỉnh hoạt động. 5. Phân loại theo phương thức soạn thảo a. Quyết định được lập trình trước: dùng trong những tình huống thường gặp, thể lệ, thủ tục được triển khai và áp dụng thường xuyên. b. Quyết định không được lập trình: dùng trong những tình huống bất thường, mới mẻ, khác hẳn với những điều thường gặp. vì không có phương pháp chuẩn nên nhà quản lý phải phán đoán, dùng trực giác, kinh nghiệm để nghĩ ra cách giải quyết phù hợp trong từng hoàn cảnh. Chức năng và yêu cầu của quyết định quản trị 1. Một quyết định quản trị cần đạt được các Chức năng sau: a. Chức năng định hướng: xác định phương hướng và tính chất hoạt động. b. Chức năng phối hợp: Xác định mối quan hệ, vai trò, vị trí của các bộ phận tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề. c. Chức năng cưỡng bức: một quyết định ban hành xuống phải có tính mệnh lệnh, bắt buộc các đối tượng phải thi hành; đồng thời cũng đảm bảo tính động viên d. Chức năng đảm bảo: chỉ ra và bảo đảm nhưng điều kiện cần thiết để vận hành theo những hướng đã vạch ra, bảo đảm tính khả thi của quyết định. Những yêu cầu cơ bản của quyết định quản trị nhằm bảo đảm tính khả thi và phù hợp với môi trường và đối tượng mà quyết định hướng tới: 1. Căn cứ khoa học: quyết định phải tuân thủ các qui luật khách quan đang vận động và chi phối đối tượng. 2. Tính thống nhất: quyết định phải phải đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận, các mục tiêu chung và riêng của đối tượng. Tránh những mâu thuẫn và triệt tiêu lẫn nhau trong quá trình thực hiện. 3. Tính thẩm quyền: quyết định khi ban hàng phải đúng thẩm quyền với người đảm nhận. 4. Phải có địa chỉ rõ ràng: phải có địa chỉ rõ ràng, quy định và ràng buộc phạm vi thực hiện cho các đối tượng cụ thể. 5. Tính thời gian: phải kịp thời, đúng lúc, thời hạn thực hiện, bảo đảm khai thác kịp thời những cơ hội nảy sinh. 6. Tính hình thức: phải có hình thức rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và đơn nghĩa. Quá trình ra quyết định Ra quyết định phụ thuộc rất lớn vào môi trường thực hiện: Môi trường chắc chắn: khi biết rõ phương án, điều kiện, hậu quả của hành động. Trong trường hợp này thường sử dụng cách so sánh để chọn ra 1giải pháp có lợi nhất. Môi trường không chắc chắn: vừa không biết hết các tình huống và không lường hết được hậu quả. Những quyết định này đòi hỏi sự tháo vát và chấp nhận rủi ro. Vì không có đủ thông tin phải dựa vào suy đoán, kinh nghiệm chủ yếu. Môi trường rất mơ hồ: khi vấn đề cần giải quyết hay mục tiêu không rõ ràng, các lối hành động không nhận ra thiếu thông tin để dự đoán hậu quả. Những liên hệ mong manh và thay đổi. trường hợp này phải chấp nhận mạo hiểm. Các bước ra quyết định: 1. Nhận diện và xác định tình huống 2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá 3. Tìm kiếm các phương án có thể có. 4. Đánh giá các phương án. 5. Chọn phương án tối ưu. 6. Quyết định và thực hiện. Các công cụ hỗ trợ Ra quyết định 1. Các công cụ định lượng a. Ma trận kết quả kinh doanh b. Cây quyết định 2. Các công cụ bán định lượng a. Kỹ thuật Delphi b. Kỹ thuật tập thể danh nghĩa

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top