Hãy tham khảo 6 cách tăng giá dưới đây để giải quyết vấn đề của bạn nhé?
tăng giá, giữ khách
 
Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ thì cơ chế tuyên bố và tăng giá thực sự rất dễ dàng, bạn chỉ cần đổi sang mức giá mới cho những thứ cũ. Nhưng trong các ngành kinh doanh khác thì giai đoạn bạn chuyển sang mức giá cao hơn có thể tạo nên một sự khác biệt lớn. Dưới đây là một số cách giúp quá trình này trở nên liền mạch hơn:
1. Tăng giá khi bạn tăng thêm dịch vụ
Nếu tất cả những gì bạn làm là tăng giá, một cách tự nhiên, khách hàng của bạn sẽ chỉ tập trung vào việc tăng giá đó. Nhưng nếu bạn có những dịch vụ hoặc sản phẩm mới đã sẵn sàng tung ra, thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giảm bớt tác động của việc tăng giá.
Điểm mấu chốt là cho thấy giá trị lớn hơn cùng với việc giá cao hơn. Trong khi có một số khách hàng chỉ để ý tới giá cả thì hầu hết những người khác lại cân nhắc tới sự cân đối giữa giá trị và giá cả. Hãy cho thấy bạn đang đem lại giá trị lớn hơn và sự tăng giá có thể là một điểm gây tranh cãi.
2. Đóng gói hàng hóa với nhiều khối lượng khác nhau  
Không phải lúc nào bạn cũng phải tăng giá để tăng lề (chênh lệch giữa giá vốn và giá bán).  Giảm số lượng trong khi vẫn duy trì mức giá sẽ lập tức giúp bạn tăng mức lề lợi nhuận. Một quán ăn có thể thường xuyên phải giảm phần thức ăn để giữ nguyên mức giá; các nhà cung cấp các dịch vụ thực phẩm, sức khỏe và làm đẹp và các hàng hóa khác cũng sẽ làm như vậy. (Chẳng hạn như giới thiệu loại dầu gội đầu mới chất lượng tốt, được đựng trong chai dung tích 10 ounces thay vì 12 và mức lề của bạn đương nhiên sẽ tăng lên)
Hoặc bạn có thể giới thiệu sản phẩm với khối lượng thấp hơn với mức giá cao hơn tính theo mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu hiện tại, bạn đang bán một gói sản phẩm gồm 60 tiện ích với mức giá 120 đô la, cộng thêm một gói sản phẩm gồm 20 tiện ích với mức giá 50 đô la.  Khách hàng đương nhiên sẽ kỳ vọng mức chiết khấu đối với gói sản phẩm có khối lượng lớn hơn và chi mức giá cao hơn tính trên mỗi đơn vị sản phẩm của gói sản phẩm có mức giá thấp hơn.
3. Tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ   
Chúng ta có xu hướng cho rằng chúng ta hời hơn khi mua cả bộ sản phẩm hoặc dịch vụ ngay cả khi chúng ta không thể quyết định được mức giá của từng món. Hãy tạo ra một gói các dịch vụ tương tự hoặc một gói các sản phẩm có kèm một dịch vụ bổ sung, và bạn sẽ có thể tăng giá trên một số hạng mục đơn lẻ dưới mặt nạ ngụy trang là tăng giá trị bên trong gói dịch vụ đó.

4. Thiết lập nhiều lựa chọn dịch vụ mới  
Giả sử bạn cam kết thực hiện giao hàng trong vòng 48 giờ. Nếu một số khách hàng muốn được hưởng chính sách giao hàng nhanh, hãy giới thiệu mức giá cao hơn với dịch vụ trong vòng  hoặc dưới 24 giờ.
Lại một lần nữa, cung cấp giá trị thặng dư với mức giá cao hơn và hầu hết khách hàng sẽ ít phản kháng hơn với sự thay đổi. Thực tế là một số có thể sẵn lòng chuyển các phương án lựa chọn.
5. Thay đổi hoặc loại bỏ các mức chiết khấu theo thời hạn thanh toán
Nhiều doanh nghiệp như bạn sẽ áp dụng mức chiết khấu với việc thanh toán hóa đơn nhanh.  Áp dụng mức chiết khấu 3% với những hóa đơn thanh toán trong vòng 5 ngày chắc chắn sẽ làm tăng dòng tiền, nhưng nó sẽ làm giảm mức lề của bạn đi 3 %. Nếu bạn có thể chờ, thì hãy loại bỏ mức chiết khấu này (hoặc chuyển sang mức chiết khấu thấp hơn với số ngày lớn hơn để bạn có thể vẫn khiến những khách hàng nhạy cảm với vấn đề giá cả cảm thấy khá hài lòng).
6. Giải thích
Trong một số trường hợp bạn có thể không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá. Khi giá nhiên liệu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp buộc phải tăng giá do những tác động mạnh tới giá cả của họ. Nếu bạn bán hàng cung ứng cho lĩnh vực xây dựng và giá gỗ nguyên liệu tăng thêm với tỷ lệ 2 con số, các khách hàng sẽ hiểu rằng bạn buộc phải tăng giá để có thể trụ được. Nếu điều đó xảy ra với ngành của bạn, hãy cho khách hàng biết lý do tại sao bạn cần phải tăng giá.
Hầu hết đều đã nhận thức được tình hình và sẽ hiểu – mặc dù họ không thích nhưng họ sẽ hiểu. Bạn chỉ cần lưu ý rằng khách hàng cũng kỳ vọng mức giá sẽ về mức cũ nếu tình hình ổn định trở lại. Nếu giá nhiên liệu giảm nhiều, khách hàng cũng kỳ vọng mức giá cũng sẽ giảm.
Và nếu bạn cảm thấy việc tăng giá bất chấp việc bạn thực hiện những thay đổi, sẽ gây tác động tiêu cực tới việc kinh doanh của bạn thì sao? Vẫn còn có phương án khác.
Đôi khi, cách tốt nhất để tăng giá là giảm chi phí. Mặc dù có thể việc giảm chi phí cố định chắc chắn là có thể làm được, và trong thời hạn ngắn thì lợi tức nhanh nhất và dễ dàng nhất lại xuất phát từ việc giải quyết các chi phí luôn thay đổi.
Chú trọng những lĩnh vực như lao động, năng suất, quản lý chất lượng và vận chuyển. Và khi làm như vật, hãy giải quyết những chi phí bán biến thiên như bảo trì và tiện ích. Hãy cắt giảm bất cứ khoản chi nào có thể cắt giảm và mức lợi nhuận sau cùng của bạn sẽ tự động tăng … mà không cần phải tăng giá.
Và đừng quên chi phí hàng tồn kho. Dù bạn bán một sản phẩm mà hàng tồn kho cũng chính là sản phẩm bạn làm ra, hay bạn cung cấp một dịch vụ trong đó “hàng tồn kho” của bạn là năng lực nhân viên, hãy tìm cách tối đa hóa tiện ích của hàng tồn kho  mà không cần giữ quá nhiều sản phẩm hoặc nhân công trong tay.
“Đúng lúc” luôn rẻ hơn là “Phòng trường hợp”.
(Dịch Inc)

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top