Hình thức trả lương theo thời gian

Đây là hình thức tiền lương mà thu nhập của một người phụ thuộc vào hai yếu tố: số thời gian lao động thực tế trong tháng và trình độ thành thạo nghề nghiệp của người lao động.
Chế độ trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, nhưng nhược điểm là chỉ mới xem xét đến mặt số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng, nên vai trò kích thích sản xuất của tiền lương hạn chế.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn áp dụng hình thức trả lương này để trả cho đối tượng công nhân chưa xây dựng được định mức lao động cho công việc của họ, hoặc cho công việc xét thấy trả lương theo sản phẩm không có hiệu quả, ví dụ: sửa chữa, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sản xuất những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao.
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp trả lương theo thời gian, người ta áp dụng trả lương theo thời gian có thưởng.
Trong những năm vừa qua, hình thức trả lương theo thời gian có xu hướng thu hẹp dần. Nhưng xét về lâu dài, khi trình độ khoa học phát triển cao, trình độ cơ giới hoá, tự động hoá cao thì hình thức lương theo thời gian lại được mở rộng ở đại bộ phận các khâu sản xuất, vì lúc đó các công việc chủ yếu là do máy móc thực hiện.

Hình thức trả lương theo sản phẩm

Lương trả theo sản phẩm là chế độ tiền lương mà thu nhập của mỗi người tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Số lượng sản phẩm làm ra trong tháng và đơn giá tiền công cho một sản phẩm.
Số lượng sản phẩm làm ra do thống kê ghi chép. Đơn giá tiền công phụ thuộc vào hai yếu tố: Cấp bậc công việc và định mức thời gian hoàn thành công việc đó.
Có thể nói rằng hiệu quả của hình thức trả lương theo sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào công tác định mức lao động có chính xác hay không. Định mức vừa là cơ sở để trả lương sản phẩm, vừa là công cụ để quản lý.
Trong giai đoạn hiện nay thì hình thức tiền lương sản phẩm đang là hình thức tiền lương chủ yếu đưọc áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Để đảm bảo hình thức tiền lương này có hiệu quả cần 4 điều kiện sau:
- Có hệ thống định mức chính xác.
- Phải thường xuyên củng cố, hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất để đảm bảo dây chuyền sản xuất luôn luôn cân đối.
- Phải tổ chức tốt công tác phục vụ cho sản xuất như: việc cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm, tổ chức sửa chữa thiết bị kịp thời khi hư hỏng và tổ chức nghiệm thu sản phẩm kịp thời.
- Hoàn thiện công tác thống kê kế toán, đặc biệt là công tác thống kê theo dõi tình hình thực hiện mức để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức.
Trong thực tế chúng ta thường áp dụng 4 hình thức trả lương theo sản phẩm sau:
* Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Hình thức này được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất, trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Đơn giá xác định như sau:
ĐG = L/Q hoặc ĐG = L x T
Trong đó: ĐG : Đơn giá sản phẩm.
L : Lương theo cấp bậc
Q : Mức sản lượng
T : Mức thời gian
* Trả lương tính theo sản phẩm tập thể
Là một hình thức tiền lương áp dụng cho những công việc nặng nhọc có định mức thời gian dài, cá nhân từng người không thể làm được hoặc làm được nhưng không đảm bảo tiến độ, đòi hỏi phải áp dụng lương sản phẩm tập thể.
Khi áp dụng hình thức này cần phải đặc biệt chú ý tới cách chia lương sao cho đảm bảo công bằng hợp lý, phải chú ý tới tình hình thực tế của từng công nhân về sức khoẻ, về sự cố gắng trong lao động.
* Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Thường áp dụng để trả cho cán bộ quản lý và công nhân phục vụ. khi áp dụng hình thức này có hai tác dụng lớn:
Thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, công nhân phục vụ với công nhân trực tiếp sản xuất và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý phải quan tâm tới việc thúc đẩy sản xuất phát triển. Để áp dụng nó, cần tiến hành qua hai bước:
Bước 1: Xác định đơn giá gián tiếp (ĐGGT)
Hình 1
Hình 1 (graphics1.png)
Bước 2: Tính lương sản phẩm gián tiếp (L)
Hình 2
Hình 2 (graphics2.png)
* Lương theo sản phẩm luỹ tiến
Là một hình thức tiền lương sản phẩm nhưng dùng nhiều đơn giá khác nhau để trả cho công nhân tăng sản lượng ở mức độ khác nhau, theo nguyên tắc: Những sản phẩm trong định mức thì trả theo đơn giá chung thống nhất, còn những sản phẩm vượt định mức thì trả theo đơn giá luỹ tiến (Đơn giá này lớn hơn đơn giá chung).
Chế độ lương này có tác dụng kích thích sản xuất mạnh mẽ, nhưng nó vi phạm nguyên tắc: Sẽ làm cho tốc độ tăng tiền lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Nên phạm vi áp dụng chỉ với những khâu trọng yếu của dây chuyền, hoặc vào thời điểm nhu cầu của thị trường cần số lượng lớn loại sản phẩm đó, hoặc vào thời điểm có nguy cơ không hoàn thành hợp đồng kinh tế, bị phạt những khoản tiền lớn. Sau khi đã khắc phục được các hiện tượng trên phải trở lại ngay hình thức lương sản phẩm thông thường.
Song song với lương sản phẩm lũy tiến ta có lương sản phẩm lũy lùi. Áp dụng với trường hợp nguy cơ thị trường bị thu hẹp, không có khả năng tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Áp dụng lương sản phẩm lũy lùi là để hạn chế sản xuất và kìm hãm nó.

Lương khoán

Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượnng công việc mà họ hoàn thành.
Để áp dụng lương khoán cần chú ý hai vấn đề sau: tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, và thực hiện thật nghiêm chỉnh chế độ khuyến khích lợi ích vật chất. Mức thưởng, phạt cao hay thấp là tuỳ thuộc vào phần giá trị làm lợi và phần giá trị bị thiệt hại hư hỏng.

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top