1. Tự chuẩn bị để khiến mình nổi trội
Sử dụng một bản liệt kê để chuẩn bị về thái độ, phong thái của bạn, thông tin khách hàng, thông tin sản phẩm và công ty và môi trường bán hàng, như thế bạn có thể làm chủ mọi cuộc gọi.

2. Chú ý tới những gì hiệu quả
Hãy tự nghiên cứu sản phẩm hay dịch vụ và công ty của bạn phải biết hiện giờ cái gì đang có hiệu quả. Củng cố các hoạt động và công cụ giúp tạo ra các kết quả tốt. Rút kinh nghiệm từ những thành công cũng như những thất bại của bạn.
3. Biết lợi thế cạnh tranh của bạn
So sánh công ty của bạn và các sản phẩm và dịch vụ của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Chuẩn bị sẵn sàng để nói về điều đó bất cứ lúc nào.
4. Nâng cao kỹ năng bán hàng của bạn chứ không chỉ là hiểu biết về sản phẩm
Đừng dựa vào những hiểu biết về sản phẩm để làm cho lời chào hàng của bạn thuyết phục hơn. Nâng cao các kỹ năng về mặt hiểu được người khác, đưa ra lời chào hàng theo những cách thuyết phục và yêu cầu đơn đặt hàng đúng lúc.
5. Nhắm tới những khách hàng tiềm năng nhất.
Những khách hàng tốt nhất đều có chung những đặc điểm nhất định. Phần lớn trong số họ sẽ phù hợp với một khuôn mẫu, vì vậy các khách hàng tiềm năng trong số đó cũng sẽ hợp với khuôn mẫu đó. Mời gọi những người có cùng nhu cầu, hoàn cảnh, và mối quan tâm sẽ giúp bạn có thể tạo ra thêm khách hàng tiềm năng khác.    
6. Biết được cái gì là cái mà bạn muốn tìm hiểu nhất.
Biết trước phải hỏi gì bằng cách xác định rõ những câu trả lời bạn cần. Trau dồi tính ham học hỏi một cách chiến lược. Học cách tìm hiểu về những cái sẽ thúc đẩy cơ hội bán hàng của bạn

7. Hiểu rõ thị trường
Tạo ra một cái mô tả sơ lược về thị trường lý tưởng cho sản phẩm của bạn. Xác định họ là ai, có thể tiếp cận họ ở đâu, họ quan tâm điều gì, họ sợ cái gì, họ đọc cái gì, họ ngưỡng mộ ai và nhiều hơn nữa. Hãy biết rõ về họ.
8. Hiểu được khách hàng và nhu cầu của họ
Quan tâm đến các nhu cầu tâm lý của khách hàng cũng như yêu cầu chuyên môn của họ là gì. Đôi khi cách mà một ai đó muốn cảm nhận được lại có ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của họ hơn là cái mà họ thực sự cần.
9. Tìm những cơ hội kinh doanh trong chính mối quan hệ của bạn
Có nhiều hơn các cơ hội kinh doanh xung quanh bạn hơn là bạn tưởng. Hãy tìm trong số những người bạn, hàng xóm, các khách hàng hiện nay, các khách hàng cũ, các bạn đông nghiệp và các đối thủ cạnh tranh những cơ hội mà những người khác không nhận thấy.
10. Yêu cầu hành động giới thiệu cụ thể
Nói với mọi người rằng khách hàng lý tưởng hay khách hàng tiềm năng của bạn trông như thế nào. Hỏi họ xem họ biết ai phù hợp với mô tả này không. Sau đó yêu cầu họ đưa ra hành động cụ thể để giúp đỡ bạn gặp khách hàng tiềm năng đó; một lời giới thiệu qua điện thoại, một bức thư giới thiệu, sắp xếp một bữa ăn trưa hay một buổi gặp mặt tại quán cà phê v v.
11. Quản lý danh tiếng của bạn.
Hãy quyết định ngay hôm nay: bạn muốn được mọi người nghĩ như thế nào về bạn vào ngày mai. Xác định rõ bạn muốn danh tiếng như thế nào trong mỗi nhóm bạn là thành viên, và sau đó thực hiện một kế hoạch để từng bước đạt được điều đó.   
12. Phát triển thương hiệu
Hãy xây dựng danh tiếng của bạn và công ty bạn trong thị trường mục tiêu. Hãy viết báo, gửi thư cho các nhà biên tập, đóng góp cho phóng viên và nhà xuất bản những kiến thức chuyên môn,  thực hiện nghiên cứu, khảo sát, cung cấp dịch vụ miễn phí cho những người quan trọng, dành thời gian cho những mục đích chính đáng, đưa ảnh của bạn lên danh thiếp của bạn, chia sẻ những ý kiến giá trị qua email. Kiến tạo một nhận thức rộng rãi về bạn như một người uy tín trong tất cả những gì bạn thực hiện.
13. Xây dựng các mối quan hệ
Không phải chỉ những người mà bạn biết mới tạo ra giá trị của các mối quan hệ của bạn; cũng không biết là liệu họ có coi bạn như là một đối tác kinh doanh quan trọng không. Hãy xác định người bạn cần làm quen hôm nay và 5 năm sau kể từ ngày hôm nay. Hãy bắt đầu từ bây giờ: nuôi dưỡng các mối quan hệ và danh tiếng để mở rộng khả năng bán hàng của bạn.
14. Học quản lý những quan điểm
Một nửa công việc của bạn là phải giữ bạn và những người khác có cùng quan điểm. Hãy nuôi dưỡng khả năng của bạn để tập trung vào những thứ quan trọng nhất. Hãy trở thành người có thể luôn xem xét vấn đề dưới góc độ của những người khác.
15. Kiểm soát căng thẳng trong suốt quá trình bán hàng
Khi căng thẳng thì lòng tin sẽ mất. Hãy ý thức về chu kỳ của tình trạng căng thẳng trong quá trình bán hàng. Hãy học cách giảm thiểu căng thẳng khi nó gây trở ngại cho bạn hoặc tăng sự căng thẳng trong giây lát để làm thúc đẩy quá trình quyết định.
16. Hãy để khách hàng nhìn nhận tốt về bạn
Cách khách hàng nhìn nhận về bạn sẽ quyết định mức độ trở ngại mà bạn sẽ gặp phải trong trong trình bán hàng. bao nhiêu sự chống chịu mà bạn sẽ gặp phải khi bạn bán hàng. Hãy học cách đưa ra một cảm giác tích cực trong số những khách hàng mà bạn tiếp xúc. Hãy trở thành người cùng giả quyết vấn đề, chứ không phải là người thuyết phục. 
17. Tu dưỡng một kiểu bán hàng có thể tận dụng các điểm mạnh của bạn.
Kết hợp giao thiệp trên mạng, gặp mặt, liên lạc qua điện thoại, tham dự vào các hội chợ thương mại và phát biểu trước công chúng, những điều này sẽ giúp bạn tỏa sáng. Xây dựng các hoạt động tổng thể nhằm giảm bớt sự yếu kém và tận dụng tốt thế mạnh của bạn.
18. Hãy  đưa ra những ví dụ về trải nghiệm mà sản phẩm của bạn cung cấp
Một chiếc vé xem phim không chỉ cho bạn một chỗ ngồi trong rạp; nó cho bạn có trải nghiệm về thưởng thức phim. Sản phẩm hoạc dịch vụ của bạn đem lại cho mọi người những trải nghiệm gì? Hãy chỉ cho họ cách thử qua những trải nghiệm đó thông qua bài thuyết trình của bạn.
19. Hãy ý thức được ý nghĩa của việc bạn làm
Khi một người không thấy rõ được ý nghĩa của việc mình làm thì họ sẽ không mang lại nhiều giá trị cho những gì họ làm. Hãy viết ra một cách chi tiết những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã đem lại cho khách hàng. Hãy đọc phần mô tả này hằng ngày, để nhớ ra lý do khiến khách hàng mua sản phẩm. Đây không phải là vấn đề mua hàng; đây là vấn đề lợi ích của việc bán hàng.   
20. Biết cách yêu cầu khách đặt hàng
Hãy học cách nhận biết những tín hiệu mua hàng, cách đưa ra yêu cầu khác nhau với các khách hàng khác nhau, biết khi nào nên để khách hàng tự thể hiện, biết cách thương lượng các chi tiết cụ thể và khi nào thì nên bỏ đi. Nếu bạn không yêu cầu thì bạn sẽ không nhận được gì cả. Nhưng cách bạn yêu cầu sẽ quyết định bạn thành công hay thất bại.
21. Hãy nuôi dưỡng các khách hàng trung thành
Học cách nuôi dưỡng các khách hàng lớn. Trở nên không có đối thủ bằng cách mang lại cho khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trở thành đối tác tin cậy kể cả khi họ không mua sản phẩm của bạn. Hãy trở thành người luôn được khách hàng ca ngợi.
Bài này được đúc kết từ 130 ý tưởng bán hàng hiệu quả trong cuốn sách “8 kỹ năng trong quan hệ bán hàng” của Jim Cathcart. Cathcart cũng là tác giả của cuốn “Nguyên tắc trong quan hệ bán hàng”, và “ Nguyên tắc Acorn”
 Trích từ Relationship Selling của tác giả và diễn giả chuyên nghiệp Jim Cathcart, CSP, CPAE

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top