Đã từ rất lâu, mình rất mong muốn được “thổ lộ tâm sự” rất rất nhiều về đề tài “lựa chọn một sản phầm nói chung, một giải pháp phần mềm nói riêng trên thị trường” nhưng có lẽ tại thời điểm này mình không đủ thời gian và sức lực để viết được một bài kỹ lưỡng về vấn đề này như mong muốn. Vì vậy, bây giờ mình chỉ có thể cố gắng thể hiện những “tâm sự đó” thông qua các ví dụ đơn giản để có thể dễ viết bài đối với mình và cũng để các bạn dễ hình dung.
Các bạn chắc chắn là biết chuyện trên thị trường có rất nhiều loại xe máy của các hãng, xuất xứ ở các nước, hình dáng, kiểu mẫu, chất lượng, v.v… khác nhau. Mỗi sản phẩm đó sẽ phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác. Ví dụ: Các xe tay ga đắt tiền phù hợp với các thiếu nữ xinh đẹp (và có tiền). Trong các xe ga cũng có nhiều mức khác nhau và có giá từ 40tr đến hàng trăm triệu. Những người đứng tuổi và có tính ổn định thường thích lựa chọn các loại xe có hình thức chuẩn, có tính economic cao kiểu như xe Dream chẳng hạn. Các xe của tàu giá rẻ thì phù hợp với những người ít tiền. Các xe thể thao thì dành cho các tay chơi, các sport men. Ở những vùng núi cao thì xe MINKHƠ, xe Kích (Simson), 67 lại là sự lựa chọn số một. Và cứ như thế, các bạn sẽ thấy rất nhiều, rất nhiều loại xe trên thị trường với các kiểu dáng, hình thức, màu sắc, giá trị, lợi ích, v.v… khác nhau và tất cả chúng đều PHÙ HỢP với từng nhu cầu của cá nhân con người.
Bạn chắc chắn sẽ thấy 1 con xe ga đắt tiền sẽ đem lại lợi ích rất nhiều cho 1 nàng xinh đẹp ở tại một thành phố sang trọng và lộng lẫy ánh đèn trong khi cũng với con xe đó mà dành cho bác trở hàng ở trên vùng núi cao thì chẳng có giá trị gì cả. Khi đó, con xe MINKHƠ của Nga mới là “đỉnh” (và người ta gọi đó là SỰ PHÙ HỢP).
Tôi cũng tin chắc rằng hiện nay các bạn, những nhà đầu tư chuyên nghiệp, cũng đã lựa chọn cho mình một con xe nào đó phù hợp với nhu cầu đi lại và điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường,… của bạn.
Không chỉ xe máy, tất cả các sản phẩm khác trên thị trường đều có tính chất như vậy và bạn sẽ hầu như thấy là giá cả của mỗi sản phẩm sẽ thường là tương ứng với nhu cầu và lợi ích mà sản phẩm đem lại.
Phần mềm cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Thêm vào đó, phần mềm lại là 1 sản phẩm mang đầy tính trí tuệ và vì thế không phải sản phẩm nào cũng giống sản phẩm nào. Mua một sản phẩm phần mềm thực chất không chỉ là mua 1 sản phẩm có sẵn trên giá để hàng ngoài siêu thị mà đó là mua cả giải pháp, sự tư vấn, các dịch vụ đi theo sản phẩm đó.
Các bạn đã biết là ngay chỉ ở đất nước VN này thôi cũng có không ít hơn 400 phần mềm kế toán khác nhau với giá cả HOÀN TOÀN KHÁC NHAU. Chúng khác nhau bởi vì cái gì vậy?
– có thể là khác nhau về chất lượng
– có thể là khác nhau về đối tượng mua
– có thể là khác nhau về độ chuyên sâu của nghiệp vụ
– có thể là khác nhau về tính chuyên nghiệp của sản phẩm
– có thể là khác nhau về sự đầu tư (chi phí) để có được SP đó (ví dụ cá nhân phát triển thì phải khác công ty, tập đoàn phát triển)
– có thể là khác nhau về quy trình sản xuất phần mềm (Quy trình sản xuất Sữa Ông thọ chắc chắn là khác quy trình sản xuất Sữa cô gái Hà lan rồi)
– có thể là khác nhau về dịch vụ đi kèm (ví dụ: dịch vụ hỗ trợ 24/7 phải khác với dịch vụ hỗ trợ parttime, hoặc nội dung của triển khai, của công việc duy trì bảo dưỡng phần mềm,v.v… là khác nhau)
– có thể là v.v nhiều lắm các bạn ạ. Có vô vàn lý do khác nhau để tạo nên sự khác nhau (chủ yếu phân tích về chi phí và lợi ích) về sản phẩm và dịch vụ.
– có thể là khác nhau về đối tượng mua
– có thể là khác nhau về độ chuyên sâu của nghiệp vụ
– có thể là khác nhau về tính chuyên nghiệp của sản phẩm
– có thể là khác nhau về sự đầu tư (chi phí) để có được SP đó (ví dụ cá nhân phát triển thì phải khác công ty, tập đoàn phát triển)
– có thể là khác nhau về quy trình sản xuất phần mềm (Quy trình sản xuất Sữa Ông thọ chắc chắn là khác quy trình sản xuất Sữa cô gái Hà lan rồi)
– có thể là khác nhau về dịch vụ đi kèm (ví dụ: dịch vụ hỗ trợ 24/7 phải khác với dịch vụ hỗ trợ parttime, hoặc nội dung của triển khai, của công việc duy trì bảo dưỡng phần mềm,v.v… là khác nhau)
– có thể là v.v nhiều lắm các bạn ạ. Có vô vàn lý do khác nhau để tạo nên sự khác nhau (chủ yếu phân tích về chi phí và lợi ích) về sản phẩm và dịch vụ.
Vậy mà khi những nhà cung cấp sản phẩm phần mềm gọi đến khách hàng, họ vẫn khăng khăng chỉ hỏi giá cả (mà giá cả phần mềm đâu chỉ giải thích ngắn gọn là 1tr, 2tr, hay 100tr được) để có thể so sánh này nọ.
Bạn cứ thử tưởng tượng xem, nếu không ai nói trước về tính năng, về chất lượng, về dịch vụ thì khi hỏi giá 1 con xe ô tô, bạn đâu thể biết được lý do tại sao giá 1 con BMW lại đắt hơn hàng trăm lần so với con MATIT hay con xe “bãi” đời cũ kỹ nào đó. Không chi riêng với mặt hàng ô tô, đối với bất cứ một mặt hàng nào cũng vậy, bạn sẽ không phân biệt được tại sao lại có nhiều loại giá cả khác nhau cho cùng một tên gọi mặt hàng như xe máy, ti vi, tủ lạnh, v.v…. nếu chưa biết sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm, chất lượng dịch vụ đi kèm, v.v… của từng mặt hàng đó.
Tương tự như vậy, nếu một nhà cung cấp không đến hỏi chuyện trực tiếp khách hàng, 2 bên không tổ chức gặp nhau (vì khách hàng cứ khăng khăng không cho giá thì không cho đến) để một bên thì giới thiệu về cái mà mình mong muốn (phía bên khách hàng), một bên (là nhà cung cấp) để biết bên kia mong muốn gì mà đưa ra giải pháp (chứ không chỉ mỗi cái chương trình trên máy tính) sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người mua. Nhà cung cấp thông thường rất sẵn lòng được tới tận nơi giới thiệu sản phẩm (được phục vụ khách hàng là sướng rồi Smiley) mà không hề đòi hỏi gì, không hề bắt buộc khách hàng phải lựa chọn ngay giải pháp của họ một cách vô lý. Chỉ có cách 2 bên hiểu được nhau (1 bên thì hiểu nhu cầu của người mua, bên kia thì hiểu được lợi ích mà giải pháp của nhà cung cấp đem lại cho mình) thì công việc của 2 bên mới đạt hiệu quả cao (kể cả thương vụ không thành công nhưng người mua cũng hiểu biết thêm một sản phẩm, một giải pháp mới để họ có kinh nghiệm trong công việc lựa chọn tiếp theo. Xét về mọi phương diện, quá trình đó đã tạo cho cả 2 bên những lợi ích vô hình mà bên khách hàng không nhất thiết phải từ chối một cách thẳng thừng.
Để giải thích thêm về chi phí của 1 GIẢI PHÁP phần mềm, các bạn thường thấy có 1 chi phí cố định nào đó (giả sử là X triệu đồng) nhưng nếu là nhà đầu tư thiết thực thì theo mình nghĩ, bạn cũng nên biết tại sao lại có con số tiền X triệu đồng đó, phải không các bạn. Thực chất, chi phí của một giải pháp không chỉ gói gọn 1 con số đâu mà bản chất của nó là bao gồm chi phí bản quyền phần mềm (license fee) cộng với chi phí các dịch vụ đi kèm tỷ như chi phí tư vấn hay chi phí triển khai…. Đối với các giải pháp mang tính thương mại cao như các phần mềm kế toán hoặc một số phần mềm khác hiện đang có trên thị trường thì những chi phí ngoài chi phí bản quyền ra thực chất cũng còn có những chi phí khác mà nhà sản xuất đã phân bổ vào các chi phí sản xuất của sản phẩm đó, chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. Nhưng tôi cũng xin nhắc lại là thông thường khi mua một sản phẩm phần mềm, nhất là những phần mềm dành cho doanh nghiệp thì thông thường đó là sự chuyển giao một giải pháp chọn gói đi kèm với sự cam kết chất lượng về lâu dài của sản phẩm cũng như chất lượng của dịch vụ kèm theo (và “cam kết” đó phải đo đếm được tỷ như không có bất cứ một lỗi trầm trọng nào đối với bất kỳ 1 phiên bản mới ra đời, hoặc sau 1 tiếng là có mặt tại địa điểm của KH nếu KH ở HN, hoặc sau 4 tiếng là vấn đề được giải quyết, hoặc sau mỗi một tháng sẽ có 1 phiên bản mới được released, v.v… chứ ko chỉ là những lời hứa suông về cam kết). Có như thế, các doanh nghiệp mới yên tâm để kinh doanh với mục tiêu, chiến lược của mình đề ra. Chỉ riêng việc thực hiện cam kết “sau mỗi tháng sẽ có 1 phiên bản mới ra đời” thôi đã là 1 sự nỗ lực vượt bậc mà không phải nhà cung cấp nào thực hiện được – điều đó thể hiện tính phát triển không ngừng, đem lại giá trị mới nhiều hơn cho KH. (Phần mềm không phát triển liên tục nghĩa là phần mềm “chết”)
Trong thời gian ngắn ngủi không thể nói hết được kỹ lưỡng mọi vấn đề và có thể đưa ra những ý kiến chủ quan chưa hẳn đã đúng. Vì vậy cũng mong các bạn, những chuyên gia về đầu tư, có thể giúp đỡ mình về chủ đề này.
0 ý kiến:
Post a Comment