Kế họach kinh doanh là những mô tả về doanh nghiệp mà bạn sắp lập ra, là một bảng kế họach về cách điều hành và phát triển doanh nghiệp. Bảng kế họach đó tập hợp tất cả các họach định từ công tác chuẩn bị của bạn, nó bảo đảm cho bạn đi gần sát hầu hết mọi khía cạnh của công việc ngay từ khi bắt đầu.
 

Một điều khó ngờ là ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp tự làm tổn thương chính bản thân mình. Họ thu nhập được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, có thêm nhiều bạn bè và biết được ai ủng hộ, khuyến khích mình đi tiếp con đường đã chọn. Vì vậy họ quyết định hợp tác với nhau để thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Thế nhưng, đã có lúc họ phải khóc vì kết quả của sự hợp tác đó. Không phải vì doanh nhân thiếu những ý tưởng tốt, cũng không phải họ không nắm bắt được nhu cầu của thị trường, mà chủ yếu là kế hoạch kinh doanh được viết, được chuẩn bị quá sơ sài.

Khi phát triển một kế hoạch, có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tự liên hệ với các đơn vị, các nhà tài trợ, sau đó gửi những bản phác thảo kế hoạch cho các chuyên gia để họ thiết kế kế hoạch một cách bài bản và đầy đủ luận cứ cần thiết.

Dưới đây là một vài gợi ý có thể sử dụng được cho mọi loại hình doanh nghiệp từ mới thành lập cho đến những công ty đang phát triển, từ sản xuất, phân phối cho đến bán lẻ:
1 Tóm tắt kế hoạch hành động:

Bản tóm tắt này chỉ nên gói gọn trong một trang, nói về sản phẩm và những lợi ích mang lại cho người sử dụng. Phần lớn nội dung còn lại của bản tóm tắt nói về việc tìm kiếm ngân sách và kế hoạch hoàn vốn cho các nhà đầu tư.

2 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm:

Cần phân tích ngành công nghiệp hiện tại có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ra sao và doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm gì để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

3 Thị trường:

Phân tích tình hình thị trường hiện tại và thị trường tương lai, khách hàng tiềm năng, đối thủ và quan trọng nhất là dự đoán hai trạng thái tốt nhất và xấu nhất của quá trình bán hàng.

4 Chiến lược marketing:

Cần tiếp cận và thuyết phục khách hàng ra sao, định vị doanh nghiệp trên thương trường thế nào, chính sách về giá cả, phân phối, khuyến mãi có những điểm gì độc đáo.

5 Thực hiện kế hoạch:


Mô tả tóm tắt những điều kiện cần có để thực hiện kế hoạch, sơ đồ tổ chức và các dịch vụ hỗ trợ, phân công các bộ phận thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ. Chế độ kiểm tra các giai đoạn thực hiện kế hoạch.

6. Nguy cơ:


Phân tích nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu, những ứng dụng khoa học công nghệ đã lỗi thời, sức mạnh của đối thủ cạnh tranh...

7 Tình hình tài chính:

Phải có bảng cân đối tài chính, bảng theo dõi lợi nhuận, phân tích dòng tiền mặt.

8 Tài chính:


Tổng số vốn hiện có và số vốn có khả năng huy động được.

Sai lầm lớn nhất trong việc lập kế hoạch kinh doanh là sự thiếu tập trung vào việc quản lý. Nhiều kế hoạch kinh doanh thiếu đi phần chi trả lợi nhuận, không nói rõ nhà đầu tư sẽ nhận lại tiền của mình như thế nào, bao giờ được nhận... Thiếu đi phần này sẽ rất khó thuyết phục được các nhà đầu tư.

Tóm lại hãy thật sự quan tâm tới việc thiết lập kế hoạch khả thi, có đủ sức thuyết phục mới tính toán đến chuyện mời gọi sự hợp tác của người khác.


Theo Quantrikinhdoanh

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top