(DĐDN) - Trong một doanh nghiệp, nhà lãnh đạo là người cần có khả năng tìm ra mục đích chung nhất để tất cả nhân viên hướng tới. Để nhận diện, tìm kiếm, thu hút và giữ chân những nhân tài lãnh đạo, các doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược tuyển dụng và các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo.
Có hai thách thức chính mà các công ty phải đối mặt trong quá trình tìm kiếm và phát triển năng lực lãnh đạo. Đó là việc nhận biết được ứng viên nào có trình độ tiềm năng cho vai trò lãnh đạo và việc phát triển một chương trình đào tạo năng lực lãnh đạo toàn diện phục vụ cho những người lãnh đạo tương lai.
Thời gian và năng lực của nhân sự sẽ quyết định đến sự tăng trưởng doanh nghiệp
Chỉ tập trung phát triển một vài cá nhân trong tổ chức, các chương trình hỗ trợ phát triển nhà lãnh đạo tiên phong trong quá khứ không được công khai, rất khó áp dụng và không được phát triển rộng rãi. Các công ty hiện tại cần một hệ thống rõ ràng cho phép đánh giá và lựa chọn người lãnh đạo, thực hiện các chương trình phát triển kỹ năng và đo lường sự thành công của các chương trình đó.
Ngày nay, công nghệ cho phép áp dụng triển khai các hoạt động trên đối với tất cả các cấp độ nhân viên trong một công ty. Việc phát triển nhân sự trong doanh nghiệp là việc không chỉ của bộ phận nhân sự - HR mà còn của cả bộ phận quản lý. Đồng thời, dựa vào nền công nghệ tích hợp phổ biến, bộ phận phát triển nhân sự có thể dễ dàng thực hiện các chương trình một cách hiệu quả. Khi đặt hệ thống công nghệ đúng nơi đúng chỗ, HR trở thành mô hình kiểu mẫu cho phép các CEO điều hành tốt hơn trong khi giảm được khối lượng công việc.
Các yếu tố của chương trình phát triển năng lực lãnh đạo
Chức năng quản lý tài năng được hỗ trợ bởi một nền tảng công nghệ quản lý thống nhất, bao gồm các chức năng tuyển dụng, đánh giá, quản lý hoạt động, lập kế hoạch kế nhiệm và hoạch định sự nghiệp. Một chương trình phát triển năng lực lãnh đạo thành công sẽ bắt đầu với việc liên kết với chiến lược công ty và việc hiểu rõ phong cách lãnh đạo cần thiết để thực hiện chiến lược đó.
1. Xác định kiểu mẫu lãnh đạo tốt nhất cho tổ chức
Có rất nhiều lý thuyết và kỹ năng liên quan đến việc xác định phong cách lãnh đạo phù hợp cho một tổ chức.Ví dụ, phong cách lãnh đạo yêu cầu đối với người đứng đầu đội phụ trách an ninh hiển nhiên sẽ khác với yêu cầu của một giám đốc bảo tàng nghệ thuật. Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng để xác định phong cách đó.
Một trong những lý do khiến các CEO mới thất bại là khả năng gắn kết tổ chức kém và chưa phù hợp. Có hai cách kết nối lãnh đạo, đó là:
+ Hiểu rõ họ: Các hành vi tâm lý đã được chứng minh có liên quan tới thành công đạt được trong vai trò lãnh đạo.
+ Hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp: Hỏi tất cả những thành phần liên quan như nhân viên, nhà cung cấp, hội đồng quản trị rằng người lãnh đạo hiệu quả cần có yếu tố gì.
Sử dụng đồng thời cả hai cách trên để xác định hướng đi chung hoặc sự bất đồng trong phong cách lãnh đạo. Nếu có xung đột về văn hóa, doanh nghiệp sẵn sàng tìm một ứng cử viên tốt hơn sở hữu những kỹ năng độc đáo mà tổ chức yêu cầu.
2. Nhận biết các nhà lãnh đạo tiềm năng trong và ngoài công ty
Các công ty phải tính toán được giá cả và thời gian khi phát triển năng lực lãnh đạo nội bộ so với lựa chọn thuê người có sẵn từ bên ngoài. Nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những lợi ích quan trọng của nhà lãnh đạo nội bộ là họ sẽ tạo ra năng suất nhanh hơn gần 50% so với những người bên ngoài.
Để đánh giá được lãnh đạo tiềm năng, chương trình phát triển cần nhận biết những kiến thức và kỹ năng lãnh đạo cần thiết. Đồng thời, xác định được phương thức đo lường sự thành công và đưa chúng vào hệ thống quản lý hoạt động của họ.
Khi những vị trí lãnh đạo hiện tại chưa được đáp ứng đủ thì công ty cần sử dụng phương thức đo lường tương đương để kiểm tra năng lực của những ứng viên tiềm năng tương lai thông qua công đoạn tuyển dụng.Những ứng viên không đủ tiêu chuẩn sẽ tự động bị loại ra khỏi chương trình thông qua bài kiểm tra trực tuyến hoặc dạng câu hỏi, chứ không thông qua CV (hồ sơ xin việc) của họ.
3. Nhận biết những thiếu sót của người lãnh đạo
Để nhận ra các thiếu sót trong khả năng lãnh đạo, công ty cần xác định các yêu cầu cần thiết đối với nhà lãnh đạo tương lai và so sánh họ với đội ngũ lãnh đạo hiện tại. Sau đó nhìn vào hệ vận hành lãnh đạo để kịp thời giải quyết những thiếu sót thông qua kế hoạch kế nhiệm và tuyển dụng.
4. Phát triển kế hoạch kế nhiệm cho những vai trò chủ chốt
Lên kế hoạch kế nhiệm là điều quan trọng để đề phòng những tình trạng không mong muốn khi doanh nghiệp có kế hoạch thay thế CEO mới và nó không chỉ giới hạn cho các vai trò lãnh đạo trong ban điều hành. Các doanh nghiệp cần đánh giá vai trò lãnh đạo mang tính quyết định như một phần trong chương trình.
Để kế hoạch này đạt được hiệu quả tối ưu, hệ thống công nghệ sẽ hỗ trợ các khả năng: Tạo ra chiến lược tận dụng những dữ liệu lấy từ các chương trình tuyển dụng và quá trình đánh giá chất lượng làm việc; Bổ sung thêm ứng viên vào danh sách kế nhiệm và xem xét các lựa chọn tốt nhất; Đưa ra các một số các ứng viên tài năng – từ giám đốc điều hành cấp độ C đến các cá nhân đóng góp – để cạnh nhau và tìm ra người phù hợp nhất; Kiểm tra sự sẵn sàng của ứng viên dựa vào kỹ năng, khả năng và sự thể hiện.
5. Phát triển mục tiêu cho người lãnh đạo tiềm năng
Các công ty hỗ trợ kế hoạch nghề nghiệp cho nhân viên sẽ duy trì, cam kết và bảo vệ hệ thống lãnh đạo. Việc công ty kết hợp phát triển nhân sự với kế hoạch tự định hướng nghề nghiệp cho phép nhân viên không chỉ khám phá ra tiềm năng phát triển sự nghiệp mà còn lựa chọn các hoạt động để đạt được vị trí đó.
6. Phát triển lộ trình kỹ năng cho nhà lãnh đạo tương lai
Doanh nghiệp cần xác định và phát triển một chương trình kỹ năng khi đã nhận biết được các nhà lãnh đạo tương lai. Với công nghệ kết nối hiện đại, các chương trình phát triển nên đưa cả cách học truyền thống và hiện đại như triển khai các công cụ mạng xã hội.
7. Chương trình duy trì nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai
Nguồn khích lệ đối với nhân viên có thể là việc chi trả tương ứng đối với những gì họ đã cống hiến, tuy nhiên sự liên kết mục tiêu giúp các nhà lãnh đạo tiềm năng tập trung vào những gì quan trọng đối với doanh nghiệp.
Duy trì vai trò lãnh đạo cực kỳ quan trọng đối với tất cả các tổ chức, bởi hai lý do: vòng quay thay thế nhân sự rất tốn kém, những người thể hiện tốt nhất sẽ dẫn đến hiệu suất kinh doanh tối ưu.
Một chương trình phát triển năng lực lãnh đạo tốt sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công. Các ứng dụng công nghệ kỹ thuật có thể cung cấp một nền tảng tốt cho việc tuyển dụng, đánh giá, quản lý chất lượng cũng như lên kế hoạch kế nhiệm và đinh hướng nghề nghiệp.
Shaun Han, Phó chủ tịch Ứng dụng, khu vực ASEAN (Oracle
0 ý kiến:
Post a Comment