- Điều hành việc kinh doanh tại cửa hàng
- Sắp xếp, trưng bày sản phẩm quần áo thời trang theo chủ đề, xu hướng, model,...
- Quản lý nhân sự cửa hàng: tuyển dụng, đào tạo, chấm công,....
- Báo cáo tình hình kinh doanh, đề xuất các giải pháp phát triển

•Quản lý nhân viên
•Quản lý cửa hàng
•Theo dõi, giám sát tình hình bán hàng
•Thúc đẩy doanh số
•Có kế hoạch chăm sóc, giữ chân khách hàng quen.
•Nắm được doanh thu bán hàng mỗi ngày, những mẫu bán được, không bán được và lý do.
•Hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới và cũ về mọi kiến thức, kinh nghiệm áp dụng trong bán hàng và giữ gìn hình ảnh thương hiệu.
•Hỗ trợ nhân viên trong việc thuyết phục khách hàng để kết thúc bán hàng thành công.
•Giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng vượt ngoài phạm vi của nhân viên.
•Công việc khác.
•Và các yêu cầu khác

1. Quản lý tài chính cửa hàng
- Doanh thu bán hàng hằng ngày, các mã hàng hóa.
- Doanh thu bán hàng của các cửa hàng cạnh tranh lân cận hoặc một số cửa hàng cạnh tranh trong khu vực (nếu có)
- Theo dõi hệ thống sổ sách, giấy tờ của cửa hàng
- Chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động và tài sản của cửa hàng


2. Quản lý marketing trong cửa hàng và trong khu vực
- Triển khai trong cửa hàng chương trình khuyến mãi


3. Quản lý khách hàng
- Trực tiếp tham gia tiếp khách và giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng vượt ngoài phạm vi của nhân viên bán hàng


4. Quản lý hàng hóa
- Kiểm tra lượng hàng hiện có tại cửa hàng, hàng nhập vào trong ngày và hàng bán ra
- Theo dõi lượng hàng tồn trong cửa hàng
- Trưng bày hàng hóa theo quy định
- Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng hóa cửa hàng
- Hướng dẫn nhân viên vệ sinh cửa hàng, quầy tủ, kệ và hàng hóa. Và kiểm tra chất lượng vệ sinh hàng ngày


5. Quản lý nhân sự
- Sắp xếp và theo dõi lịch làm việc của nhân viên bán hàng đầu từ đâu? Số lượng của hàng thời trang tăng lên chóng mặt, khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, vậy làm thế nào để cửa hàng của bạn có thể tạo ra những ấn tượng đặc biệt với khách hàng? Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn khởi đầu tốt hơn với công việc kinh doanh của mình:

1.    Hướng tới một nhóm khách hàng cố định
Với mặt hàng thời trang, bạn không thể cùng lúc phục vụ mọi đối tượng khách hàng, việc làm này không những đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà còn dẫn tới tình trạng hoạt động không có trọng tâm, kém hiệu quả. Vì vậy, trước khi mở một cửa hàng thời trang, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. Bạn có thể xác định nhóm khách hàng tiềm năng theo giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, sở thích hoặc mục đích sử dụng của sản phẩm. Ví dụ, bạn có thể chọn cho mình một cửa hàng chuyên bán đồ cho nữ công sở trung niên, chuyên thời trang cho người có vóc dáng to lớn, hoặc chuyên đồ trẻ em… Lựa chọn một thị trường ngách phù hợp không chỉ giúp bạn phục vụ tốt hơn khách hàng của mình, mà còn giảm thiểu được tối đa số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

2.    Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu
Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, bạn cần tìm hiểu rõ nhu cầu mong muốn và thói quen tiêu dùng của họ, từ đó đem tới các mặt hàng và cách thức phục vụ tốt hơn. Đa số phụ nữ đều thích mua sắm và trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Đặc biệt với đối tượng nữ khách hàng khi chưa lập gia đình, họ có thể sẵn sàng chi ra nhiều hơn so với các đối tượng khác cho việc mua sắm quần áo.

3.    Thiết kế và bài trí cửa hàng
Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng. Để xây dựng một phong cách riêng, hãy thiết kế những điểm nhấn trang trí đặc biệt cho cửa hàng của bạn. Đồng thời đừng quên sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu thật hài hòa, phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới. Đặc biệt, manocanh sẽ là ấn tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng, thường xuyên thay các mẫu trang phục mới và bắt mắt cho manocanh sẽ làm cho cửa hàng của bạn thu hút và nổi bật hơn.

4.    Dịch vụ khách hàng
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ là một yếu tố vô cùng quan trọng để khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn.
Tư vấn cho khách hàng khi họ băn khoăn so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm của bạn so với các cửa hàng khác. Hãy cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm như chất liệu, kiểu dáng và các xu hướng thời trang mới nhất.
Luôn luôn giữ thái độ tươi cười và cảm ơn khách hàng ngay cả khi khách hàng không mua sản phẩm hay có nhận xét không tốt về sản phẩm. Những nhận xét này chính là thông tin quý giá để bạn có thể biết được đánh giá của khách hàng về cửa hàng, có những thay đổi phù hợp để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Có chính sách chăm sóc, khuyến mại cho các khách hàng thân thiết, khuyến khích khách hàng mua đồ theo nhóm để không chỉ tăng doanh thu mà còn mở rộng hình ảnh cửa hàng tới nhiều khách hàng hơn. Có nhiều cách để ghi nhận và chăm sóc tốt hơn các khách hàng thân thiết như thẻ khách hàng, thẻ tích điểm… hoặc nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm bán hàng thông minh. Phần mềm bán hàng sẽ ghi lại thông tin khách hàng và toàn bộ lịch sử mua hàng của khách hàng, do đó, bạn dễ dàng nắm được thông tin và giá trị mua hàng của mỗi khách hàng đến với cửa hàng của bạn.

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top