I.Lời nói đầu :

Giữa thời buổi thị trường công nghệ thông tin, khi Internet được phổ đến khắp mọi miền đất nước , khi công nghệ là nhu cầu thiết yếu thường ngày thì việc lựa chọn phần mềm không hề khó, chỉ cần tìm kiếm bằng google với từ khóa “Phần mềm bán hàng” , bạn sẽ tìm thấy được hơn 50 phần mềm quản lý hiện nay, trải dài từ trang 1 đến trang 10
Vậy, không khó để tìm được một phần mềm bán hàng, nhưng cái khó, là chọn một phần mềm bán hàng phù hợp với mô hình kinh doanh của mình

II. Quy tắc lựa chọn :

Trước khi lựa chọn một phần mềm ưng ý, bạn cần nghiên cứu sơ qua các yêu cầu sau :
1. Mô hình đơn vị : Lớn, vừa hay nhỏ ?
2. Nhu cầu bán hàng : Bán lẻ (bán cho khách vãng lai như : cửa hàng tạp hóa, siêu thị, Shop ..v.v.) hay bán sỉ - bán buôn (Đại lý,công ty ..v..v..)
3. Nhu cầu quản lý : Có quản lý doanh số bán của nhân viên kinh doanh hay không ? Có cần thiết quản lý công nợ khách hàng hay không ? Có cần thiết quản lý thu chi hàng ngày không ? Có nhu cầu quản lý nhiều chi nhánh không ?..vv.v..
4. Điểm thiết yếu nhất : chi phí cao nhất có thể để mua phần mềm .

Tại sao chúng tôi lại xếp điểm 4 là điểm cuối cùng ? Vì cái giá bạn có thể trả để mua phần mềm bán hàng không quan trọng bằng việc phần mềm có đáp ứng cho bạn có hiệu quả hay không!
Nếu giã sử bạn mua một phần mềm với giá rất rẻ , bù lại nó không giúp ích được gì cho bạn, hoặc phần mềm không ổn định, vậy thì, dù rẻ thế nào đi nữa cũng trở thành đắt đỏ , vì bạn bỏ tiền ra để mua một sản phẩm không hoàn toàn phục vụ lợi ích cho riêng bạn ! Thêm nữa, bạn phải mua một phần mềm bán hàng khác để trợ giúp cho mình, bạn sẽ phải tốn tiền thêm một lần nữa !

III. Kinh nghiệm chọn lựa :
Sau khi đã hoạch định những nhu cầu của mình, và sẵn sàng để mua phần mềm quản lý bán hàng về trợ giúp cho công việc của bạn, bạn cần đặt các dấu chấm hỏi về phần mềm
bạn sắp sửa phải mua :

1. Giao diện của phần mềm bán hàng có đơn giản & dễ sử dụng không ? 
Việc giao diện của 1 phần mềm là phần tối quan trọng trong việc lựa chọn, khi xài một phần mềm, dù giao diện có đẹp đến đâu đi chăng nữa, có bóng bẩy đến đâu đi chăng nữa, nếu như giao diện, bố cục trình bày quá rắc rối , cách bố trí các nút lệnh không khoa học, sẽ dẫn đến khó khăn trong việc truyền đạt cho nhân viên thu ngân, nhân viên cấp dưới, hoặc cho người khác sử dụng phần mềm này để thay thế bạn lúc bạn không có mặt tại đơn vị !
Dù bạn có được nhà cung cấp hỗ trợ đến đâu đi nữa và hướng dẫn kỹ càng đi chăng nữa, bạn phải tốn khá nhiều thời gian để sử dụng phần mềm ! Việc này có nên hay không ? Khi mà thị trường đòi hỏi người kinh doanh (như bạn) cần phải nhanh chóng trong tất cả mọi việc ?
Nếu như bạn không nắm kỹ, nắm rõ phần mềm, bạn có thể ra hóa đơn nhanh chóng cho khách hàng của bạn được không ?
Vì thế lời khuyên chân thành dành cho bạn, chính là : nên xem trước giao diện của phần mềm, vừa nhìn vào nó, bạn có biết sẽ nên bắt đầu từ đâu để thao tác hay không !

2. Tính năng của phần mềm 
Tính năng trong phần mềm có phù hợp với bạn hay không ?
- Một số phần mềm có sẵn những tính năng mà chắc hẳn bạn sẽ không cần đến, tuy nhiên đa phần , trên thị trường phần mềm Việt Nam hiên nay là những phần mềm đóng gói.
Vì đóng gói để dùng chung cho tất cả mọi cửa hàng, siêu thi, Shop..v..v. nên phần mềm bán hàng nói chung sẽ có đầy đủ tính năng mà đơn vị cần, tuy nhiên bạn có thể phải mua luôn những tính năng mà bạn không cần, hoặc không sử dụng đến. Điều này gây ra lãng phí !
Vậy bạn nên xem xét kỹ, có nên bỏ tiền thêm để mua những tính năng mà bạn không thực sự cần đến hay không
- Phần mềm có thuận tiện trong việc bán hàng hay không ?! Việc bán hàng là việc sinh lợi nhuận chủ yếu cho đơn vị, đó là công việc phải làm từng lúc, từng ngày. Vậy bạn nên yêu cầu nhà cung cấp giới thiệu ưu điểm về việc bán hàng cho bạn

3. Dịch vụ hỗ trợ có tốt không ?
- Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng của nhà cung cấp là điều tối cần thiết để quyết định mua phần mềm hay không. Hãy nghĩ đơn giản, trong lúc bán hàng đông khách, phần mềm lại gặp trục trặc, nếu lỡ nhân viên kỹ thuật không hỗ trợ bạn kịp thời thì sẽ ra sao ?
Hãy giao kèo và hợp đồng thật kỹ về vấn đề hỗ trợ kỹ thuật với nhà cung cấp phần mềm bán hàng là điều cần thiết cho công việc của bạn sau này !

4. Phần mềm có tiết kiệm được chi phí nào cho bạn ?
- Sau khi đã ưng ý một phần mềm với 3 tiêu chí trên, bạn phải nghĩ xa hơn về việc nếu lắp đặt phần mềm vào máy tính cho bạn, bạn sẽ tiết kiệm được những gì với công nghệ mà phần mềm mang lại ?
Thời gian ? Công sức lao động của nhân viên cấp dưới ? Thiết bị phần cứng ? Công nghệ quản lý từ xa ? .v.v…v…

5. Phần mềm có được tùy biến và nâng cấp hay không ?
- Điều này cũng tối cần thiết khi lựa chọn sản phẩm phần mềm bán hàng cho bạn, bởi vì là phần mềm đóng gói nên nhiều nhà cung cấp đã thiết kế các mẫu in sẵn theo quy định ban hành của Bộ Tài Chính, hoặc theo các mẫu in hóa đơn, báo cáo được nhiều người dùng nhất . Tuy nhiên việc cố định như thế này sẽ gây phiền toái !
Nếu bạn muốn hóa đơn của bạn có Logo công ty bạn, thì phải làm sao ? Nếu bạn muốn thay đổi cột hiển thị trên báo cáo thì phải làm sao ? Nhà cung cấp có hỗ trợ bạn không ? Hỗ trợ như thế nào ? Miễn phí hay tính phí ? Qua thời gian bào hành có được quyền thay đổi mẫu in không ? Miễn phí hay tính phí ?
Một số nhà cung cấp có tung ra bộ công cụ giúp khách hàng tự ý đổi mẫu in theo ý muốn, bạn có thể nghiên cứu các sản phẩm phần mềm này, vì điều đó giúp cho bạn chủ động trong công việc của mình, không phải chờ đợi để mất thời gian, tiền bạc, công sức về sau

- Trong tất cả các phần mềm, không có phần mềm nào là không có lỗi, bạn hãy tin như vậy, và chắc chắn là như vậy! Các hệ điều hành, các sản phẩm của các công ty lớn có kinh nghiệm hàng chục năm như Office, Windows, IOS, Photoshop..vv… đôi khi còn bị lỗi này lỗi nọ, thì không thể nào có 1 phần mềm mà không lỗi. Chỉ có điều là lỗi ít hay lỗi nhiều. Tính ổn định của phần mềm được đánh giá qua mức độ xảy ra lỗi của nó . Càng ít lỗi càng tốt !
Vậy , bản nâng cấp của các nhà cung cấp phần mềm được đưa ra thực chất là bản đã khắc phục các lỗi ở phiên bản trước hoặc cung cấp các tính năng mới cho phù hợp với thị trường, thay đổi giao diện, bố cục cho phần mềm bán hàng ngày càng ổn định và nhiều tính năng hơn.
Bạn có thích không khi được sử dụng một phần mềm bán hàng bản quyền có chế độ nâng cấp hoài như vậy ? (Như Windows hay tung ra bản nâng cấp, hệ điều hành Android, IOS, FireFox, Office..v.v.. )
Hãy tính kỹ đến khả năng nâng cấp phần mềm bán hàng của nhà cung cấp, việc cung cấp hoặc hỗ trợ khách hàng thông qua bản nâng cấp sẽ giúp bạn tránh khỏi những phiền toái mà bạn hay gặp phải khi sử dụng, đồng thời, nhà cung cấp đó cũng tỏ rõ thiện chí khi tỏ ra quan tâm chăm chút đến khách hàng của mình thông qua các phiên bản nâng cấp đều đặn giúp bạn có thể yên tâm sử dụng phần mềm hơn !

0 ý kiến:

Post a Comment

 
Top